Loài chim nhận biết được âm thanh

GD&TĐ - Một nghiên cứu mới từ Đại học California, Berkeley cho thấy, chim sẻ vằn có thể nhanh chóng ghi nhớ các âm thanh đặc trưng của ít nhất 50 thành viên khác nhau trong đàn.

Chim sẻ vằn thường đi khắp nơi theo đàn từ 50 - 100 con.
Chim sẻ vằn thường đi khắp nơi theo đàn từ 50 - 100 con.

Ghi nhớ trong nhiều tháng

Trong những phát hiện gần đây được công bố trên tạp chí Science Advances, những con chim hót mỏ đỏ, hống hách này, được gọi là chim sẻ vằn, đã được chứng minh là có thể chọn nhau trong một đám đông (hoặc đàn) dựa trên tiếng hót hoặc tiếng gọi liên lạc riêng biệt của từng con.

Giống như con người có thể biết ngay bạn bè hoặc người thân nào đang gọi mình, thông qua việc nhận ra âm sắc giọng nói của người đó, chim sẻ vằn có khả năng lập bản đồ ngôn ngữ gần giống con người.

Phát hiện mới đây cũng cho thấy, loài chim này còn có thể nhớ tiếng kêu độc đáo của nhau trong nhiều tháng, hoặc thậm chí là lâu hơn.

Frederic Theunissen - Giáo sư Tâm lý học, sinh học tích hợp và khoa học thần kinh tại Đại học California tại Berkeley (Mỹ), cho biết: “Trí nhớ thính giác tuyệt vời của chim sẻ vằn cho thấy não của loài chim này thích nghi cao với việc giao tiếp xã hội phức tạp”.

Giáo sư Theunissen và các nhà nghiên cứu khác đã tìm cách đánh giá phạm vi và độ lớn của khả năng xác định đồng loại, dựa trên âm thanh độc đáo của chim sẻ vằn. Kết quả là, các nhà nghiên cứu nhận thấy, những con chim sẻ vằn này có thể làm bạn đời suốt đời.

Đây là kết quả gây ngạc nhiên ngoài dự đoán. Ngoài Theunissen, các đồng tác giả của nghiên cứu là Kevin Yu và Willam Wood tại Đại học California tại Berkeley.

“Đối với động vật, khả năng nhận ra nguồn và ý nghĩa của tiếng kêu từ một thành viên trong nhóm đòi hỏi kỹ năng vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, đây là điều mà chim sẻ vằn rõ ràng đã thành thạo”, Giáo sư Theunissen nhận xét.

Là người tiên phong trong việc nghiên cứu giao tiếp thính giác của chim và người trong ít nhất hai thập kỷ qua, Giáo sư Theunissen đã có được niềm say mê và ngưỡng mộ đối với kỹ năng giao tiếp của chim sẻ vằn.

Nhà khoa học này đã hợp tác với nghiên cứu sinh sau tiến sĩ của Đại học California tại Berkeley - Julie Elie. Bà Elie là một nhà thần kinh học và từng nghiên cứu về chim sẻ vằn ở rừng của Australia. Quá trình hợp tác giữa hai nhà nghiên cứu này đã mang lại những phát hiện được coi là đột phá về kỹ năng giao tiếp của chim sẻ vằn.

Chim sẻ vằn thường đi khắp nơi theo đàn từ 50 - 100 con. Chúng bay xa nhau và sau đó sẽ quay trở lại cùng nhau. Tiếng hót của chim sẻ vằn thường để gọi bạn tình, Trong khi đó, tiếng kêu thông thường của chúng có mục đích xác định vị trí của mình, hoặc của nhau.

“Chim sẻ vằn có cái mà chúng tôi gọi là xã hội “phân hạch hợp nhất”. Có nghĩa là, chúng tách ra và sau đó quay lại với nhau. Chim sẻ vằn không muốn tách khỏi bầy.

Và vì vậy, nếu một trong số chúng bị lạc, chúng có thể kêu: “Này, Ted, chúng ta đang ở đây”. Hoặc, nếu một trong số chúng đang ngồi ở tổ, trong khi con còn lại đang kiếm ăn, một con có thể gọi để hỏi xem liệu có an toàn để trở về tổ hay không”, ông Theunissen giải thích.

“Thiết bị” giao tiếp

Hiện tại, Giáo sư Theunissen nuôi hàng chục con chim sẻ vằn trong chuồng bên trong và xung quanh khuôn viên trường. Trong đó, 20 con chim sẻ vằn đã được ông Theunissen sử dụng để phục vụ cho thí nghiệm mới này.

Trong một thí nghiệm gồm hai phần, 20 con chim sẻ vằn do Giáo sư Theunissen nuôi đã được huấn luyện. Nhờ đó, chúng biết phân biệt giữa các loài chim khác nhau và tiếng kêu của chúng. Lúc đầu, một nửa số chim được kiểm tra về khả năng ghi nhớ các bài hát. Trong khi đó, nửa còn lại được đánh giá về cách liên lạc từ xa. Sau đó, chúng được hoán đổi các nhiệm vụ đó cho nhau.

Tiếp theo, từng con chim sẻ vằn được đặt vào bên trong buồng và lắng nghe âm thanh như một phần của việc khen thưởng. Mục đích là để huấn luyện chúng phản ứng với những con chim sẻ vằn cụ thể, bằng cách nghe một số âm thanh khác nhau của những loài chim đó và ghi nhớ.

Bằng cách mổ làm thủng một chiếc chìa khóa bên trong buồng, những con chim này sẽ kích hoạt bản ghi âm tiếng kêu của chim sẻ vằn. Nếu đợi cho đến khi bản ghi âm 6 giây kết thúc, những con chim này sẽ nhận được phần thưởng là thức ăn.

Nếu chim mổ thức ăn trước khi bản ghi kết thúc, bản ghi tiếp theo sẽ được phát. Qua nhiều lần thử nghiệm, những con chim này đã biết được bản ghi âm nào sẽ kèm theo phần thưởng thức ăn, bản ghi âm nào nên bỏ qua.

Tiếp theo, những chú chim sẻ vằn được giới thiệu với nhiều bản ghi âm hơn từ những chú chim sẻ vằn mới, để dạy chúng phân biệt giọng nào thuộc về loài chim nào. Chúng sớm biết cách phân biệt giữa 16 loài chim sẻ vằn khác nhau.

Trên thực tế, những con chim sẻ vằn, cả đực và cái, đã thể hiện rất tốt trong các bài kiểm tra. Thậm chí, các nhà nghiên cứu đã để 4 chú chim sẻ vằn trong số này thực hiện nhiệm vụ khó khăn hơn. Đó là phân biệt giữa 56 con chim sẻ vằn khác nhau.

Trung bình, chúng đã thành công trong việc nhận ra 42 loài chim sẻ vằn khác nhau, dựa trên âm thanh đặc trưng. Thêm vào đó, ngay cả một tháng sau, những con chim này vẫn có thể xác định loài chim dựa trên âm thanh độc đáo của chúng.

“Tôi thực sự ấn tượng bởi khả năng ghi nhớ ngoạn mục mà chim sẻ vằn sở hữu để phân biệt âm thanh. Nghiên cứu trước đây cho thấy chim biết hót có khả năng sử dụng cú pháp đơn giản để tạo ra các ý nghĩa phức tạp. Và ở nhiều loài chim, tiếng hót được học bằng cách bắt chước. Rõ ràng là bộ não của chim biết hót có “thiết bị” để giao tiếp bằng giọng nói”, Giáo sư Theunissen cho biết.

Theo Science Daily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiểu lầm là một trong những nguyên nhân chính hủy hoại hôn nhân. (Ảnh: ITN).

'Kẻ thù giấu mặt' phá hoại hôn nhân

GD&TĐ - Hôn nhân, sự kết hợp giữa tình yêu và sự cam kết thường phải đối mặt với những thách thức có thể làm suy yếu sự ổn định của nó.