Loài cây đáng sợ nhất thế giới

GD&TĐ - Sinh thời, nhà sinh vật học vĩ đại Charles Robert Darwin (1809-1882), cha đẻ của thuyết tiến hóa đã bỏ ra 15 năm để nghiên cứu về những loại cây có khả năng ăn thịt người. 

Loài cây đáng sợ nhất thế giới

Kết quả cho thấy, không có loài cây ăn thịt nào đủ lớn để ăn thịt người cả. Dù tin hay không tin thì cây ăn thịt người từ lâu vẫn là nỗi ám ảnh đối với nhiều người.

"Hoa xác chết"

Không có cây ăn thịt người, nhưng cây ăn thịt là có thật. Loài cây ăn thịt lớn nhất là cây Nepenthes, mọc ở vùng Đông Nam Á và có kích thước tới 50 feet (15m). Cây Nepenthes có khả năng bẫy côn trùng lớn và thậm chí là cả những động vật nhỏ như chuột và cóc nhái. Chất phân hủy của cây Nepenthes phun ra có thể tích lên tới 1 gallon (gần 4 lít). Nông dân thường trồng cây Nepenthes quanh những ruộng lúa của họ để chống lại chuột bọ ăn lúa.

Nhưng loài cây gây ra những lời đồn đại về cây ăn thịt người không phải Nepenthes mà là cây Amorphophallus titanum - thường được biết với một cái tên khác là "hoa xác chết". Amorphophallus titanum là loài cây có hoa lớn nhất, có mùi mạnh nhất và trông hình dáng khá dữ tợn. Hoa của cây Amorphophallus titanum có thể dài tới 9 feet (gần 3m) và có mùi rất khó chịu như mùi thịt thối đang bị phân hủy. Mùi đó thu hút ong và khi ong đậu lên, phấn hoa sẽ rơi xuống rào rào khiến con ong không bay được, rơi vào đáy hoa rồi bị phân hủy thành thức ăn của cây.

Loài cây Amorphophallus titanum có nguồn gốc từ Indonesia. Điều đặc biệt là khi mang cây này đi trồng ở những vùng đất khác như Mỹ thì cây không nở hoa nữa. Chỉ duy nhất có một cây Amorphophallus titanum nở hoa vào năm 1937 tại Thảo Cầm viên New York. Khi hoa nở, cánh hoa dài ra 4 inches (10cm) mỗi ngày. Chính vì hình dáng to lớn và mùi thịt thối nên cây Amorphophallus titanum đôi khi bị "hiểu nhầm" là cây ăn thịt người. Điều trớ trêu là loài cây có khả năng "ăn thịt người" được nêu trên không những chưa ăn được ai mà lại đang bị chính loài người tiêu diệt. Việc mở rộng diện tích cây trồng và canh tác những loài cây ăn quả đã đe dọa nghiêm trọng đên sự sinh tồn của những loài cây ăn thịt.

Những loại cây ăn thịt phổ biến

Không giống như động vật, cây cối có thể tự tạo ra thức ăn cho mình. Chúng lấy carbon dioxide từ không khí, nước ngầm dưới đất, ánh sáng quang hợp từ mặt trời. Tuy nhiên ngoài những thứ đó, khoáng chất cũng rất cần thiết cho sự phát triển của cây cối.

Có một vài loại cây lấy khoáng chất bằng cách trở thành cây ăn thịt - carnivorous plant. Theo tiếng La-tinh. carnivorous nghĩa là meat-eating (ăn thịt). Chúng không lấy khoáng chất từ đất mà bằng cách bẫy và ăn thịt động vật. Phần lớn nạn nhân của cây ăn thịt là côn trùng. Cây lấy chất dinh dưỡng từ xác những con vật xấu số đó để tiếp tục phát triển.

Cây ăn thịt có nhiều phương cách để bẫy động vật. Cây nắp ấm (Pitcher plants) có lá mọc như một chiếc bình với một chiếc mũ để mở. Bên trong chiếc bình là những chất có mùi ngọt rất hấp dẫn côn trùng. Một cọng nhỏ dẫn từ mũ xuống ruột bình khiến côn trùng có thể bò sâu vào nắp bình. Tuy nhiên cọng nhỏ đó và thành bình rất trơn khiến côn trùng khi bò vào sẽ bị trượt ngã xuống, chất nhầy bám vào cánh khiến chúng không bay được và cũng không bò được lên. Và chất nhầy nằm ở cuối bình sẽ phân hủy xác côn trùng thành thức ăn giúp cây có thêm chất dinh dưỡng.

Cây gọng vó (sundew) thì dùng mật hoa dụ côn trùng đậu vào cánh hoa. Cánh hoa gọng vó có hàng loạt những sợi tóc nhỏ rất nhạy cảm với chất dính bọc quanh. Khi côn trùng đậu vào, những sợi tóc đó sẽ cuộn vào nạn nhân và chất keo dính sẽ khiến côn trùng không thể thoát được. Sau đó những sợi tóc đó sẽ phủ lớp keo quanh người côn trùng khiến chúng bị chết ngạt. Quá trình phân hủy từ chất nhờn đó sẽ biến xác côn trùng thành bữa ăn ngon cho cây gọng vó.

Cây loa kèn vàng (the yellow trumpet) thì có một cách khác để nhử động vật. Bên trong lá của hoa loa kèn vàng có một chất ngọt khiến côn trùng rất thích nhưng khi ăn vào chúng sẽ bị tê liệt và rơi vào đáy hoa rồi bị phân hủy thành chất dinh dưỡng cho cây.

Loài cây ăn thịt kỳ lạ nhất có lẽ là cây Venus flytrap, có tên khoa học là Dionaea muscipula. Loài cây này chỉ mọc ở vùng Carolina. Lá cây có hình hai nắp chai úp vào nhau với hàm răng tua tủa. Bên trong lá cây là hai sợi tóc rất nhạy cảm. Chỉ cần côn trùng đậu và chạm vào hai sợi tóc này, lá cây lập tức ụp lại khiến cho côn trùng không thể thoát ra. Bên trong, chất phân hủy sẽ trào ra giết chết nạn nhân và biến chúng thành chất sinh dưỡng cho cây.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.