Lĩnh vực giáo dục và đào tạo chuyển động tích cực trong 4 tháng đầu năm 2024

GD&TĐ - Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, nhiều kết quả đã đạt được trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Học sinh Hà Nội thích thú bộ sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Học sinh Hà Nội thích thú bộ sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, diễn ra ngày 4/5, ghi nhận sự chuyển động tích cực trong triển khai tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo và Nghị quyết số 45-NQ-TW về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.

Báo cáo cũng ghi nhận, ngành Giáo dục tập trung chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục dục mầm non năm 2024.

Ngành Giáo dục cũng tích cực triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đổi mới việc biên soạn, lựa chọn và phát hành sách giáo khoa, phát triển giáo dục mầm non.

Toàn cảnh phiên họp sáng 4/5.

Toàn cảnh phiên họp sáng 4/5.

Trước đó, sáng cùng ngày, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng cơ bản đồng ý các bài học kinh nghiệm đã nêu trong báo cáo và các ý kiến phát biểu tại phiên họp; trong đó nhấn mạnh 5 kinh nghiệm.

Thứ nhất, tăng cường đoàn kết, thống nhất trong nội bộ từng cơ quan, đơn vị; đoàn kết trong cả hệ thống chính trị; đoàn kết toàn dân.

Thứ hai, phải nắm chắc tình hình thực tiễn, phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả, bảo đảm thống nhất, đồng bộ;

Thứ ba, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn.

Thứ tư, đẩy mạnh hơn nữa 3 đột phá chiến lược, vừa tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, vừa thúc đẩy sự phát triển, làm mới các động lực truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

Thứ năm, làm việc nào có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó trong bối cảnh công việc nhiều, yêu cầu cao, thời gian và nguồn lực có hạn.

Nhấn mạnh các quan điểm định hướng chỉ đạo, điều hành thời gian tới, Thủ tướng chỉ đạo: Thứ nhất, bám sát, rà soát việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ.

Thứ hai, kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, càng áp lực lại càng nỗ lực, biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể. Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân.

Thứ ba, nắm chắc diễn biến tình hình trong nước, quốc tế; nâng cao năng lực phân tích, dự báo; phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi gắn với tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát.

Thứ tư, tăng cường đoàn kết, thống nhất; giữ gìn kỷ luật, kỷ cương hành chính. Kịp thời tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc; chủ động giải quyết theo thẩm quyền, không trông chờ ỷ lại và kịp thời đề xuất, kiến nghị những vấn đề vượt thẩm quyền.

Thứ năm, trong mọi trường hợp phải bảo đảm ổn định chính trị-xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.