Linh hoạt, sáng tạo tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT

Linh hoạt, sáng tạo tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT

Qua 99 ngày không có calây nhiễm trong cộng đồng, Việt Nam lại bùng phát dịch Covid-19 trở lại, với ổdịch được xác định là thành phố Đà Nẵng và tỉnh liền kề Quảng Nam. Ngoài ra, cảnước có thêm 10 tỉnh, thành cũng xuất hiện những ca lây nhiễm mới, là những ngườiđi từ vùng dịch Đà Nẵng, Quảng Nam trở về. Thực tế diễn biến dịch đợt này hết sứcnguy hiểm, khó lường, đặc biệt đã có 5 ca tử vong và có những ngày xét nghiệmtìm ra 50, 60 người lây nhiễm mới.

Chỉ còn một tuần lễ, kỳthi tốt nghiệp THPT trong cả nước được diễn ra. Tuy nhiên, với diễn biến dịchnhư hiện nay, thật khó cho chúng ta lựa chọn được giải pháp tối ưu cho việc vừatổ chức tốt kỳ thi, đúng quy chế mà vừa đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏecho học sinh, các thày cô giáo và những người tham gia tổ chức thi.

Có ý kiến cho rằng, bỏ kỳ thi và xét côngnhận tốt nghiệp THPT cho tất cả những học sinh đã đủ điều kiện dự thi là phươngán đơn giản và dễ làm nhất. Đâu có phải vậy.

Trước hết, Luật Giáo dục đã quy định: họcsinh muốn được cấp bằng tốt nghiệp THPT phải qua một kỳ thi. Nếu thay đổi điềuLuật này chúng ta phải qua một quy trình thủ tục để Quốc hội có thể ban hànhnghị quyết. Chắc chắn không thể một sớm một chiều mà có ngay nghị quyết của Quốchội. Như vậy, xét tốt nghiệp không qua thi là vi phạm Luật Giáo dục.

Năm nay có gần một triệu học sinh đăngký dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó có khoảng 70% học sinh đăng ký dự thi vàocác trường đại học. Nếu không tổ chức thi, có nghĩa không có điểm thi. Điều nàysẽ không ảnh hưởng nhiều cho khoảng 30% học sinh dự thi tốt nghiệp THPT với mụcđích chỉ cần có bằng tốt nghiệp. Trong khi đó 70% học sinh dự thi vào các trườngđại học lại cần có điểm thi tốt nghiệp để tham gia xét tuyển vào trường. Như vậysẽ rất khó khăn, nếu không nói là một số trường không thể xét tuyển được họcsinh vào đại học năm 2020;

Ngoài ra, tuy dịch bệnh đang có diễn biếnphức tạp, nhưng số đông với khoảng trên 4/5 các tỉnh, thành phố chưa phải thựchiện biện pháp giãn cách xã hội, trong đó có Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tạicác tỉnh ít nguy cơ bùng phát dịch bệnh, học sinh đang tích cực ôn tập nướcrút, việc chuẩn bị kỳ thi, như in sao đề, chuẩn bị phòng thi, điều động ngườilàm nhiệm vụ thi... các địa phương cơ bản đã chuẩn bị xong và sẵn sàng bước vàotổ chức thi. Như vậy sẽ là không công bằng, ảnh hưởng tâm lý cho hầu hết họcsinh nếu chúng ta chọn chọn hình thức công nhận tốt nghiệp THPT mà không qua kỳthi.

Tuy nhiên, tiếp tục tổ chức kỳ thi tốtnghiệp THPT cũng sẽ rất phức tạp và không dễ làm. Tại những hội đồng thi ở Đà Nẵng,Quảng Nam và một số huyện, thị xã khác, không thể đủ cán bộ giáo viên tổ chứcthi theo yêu cầu phải giãn cách xã hội. Tâm lý nhiều giáo viên và người làm thisẽ rất ngại tới làm nhiệm vụ thi tại hội đồng thi thuộc những vùng có dịch… Hộiđồng thi ở những vùng có dịch thực sự rất vất vả khi tổ chức thi.

Trong bối cảnh này, Bộ GD&ĐT đề xuấtsẽ chia thành hai đợt thi. Đợt 1 theo lịch kế hoạch đã công bố, áp dụng cho cácđịa phương không trong diện cách ly xã hội. Chúng tôi tin rằng, bằng sự chuẩn bịtốt kỳ thi của các địa phương, tại các Hội động thi này, kỳ thi sẽ diễn ra bìnhthường, an toàn cả về chuyên môn lẫn sức khỏe cho mọi người tham gia thi và tổchức làm thi. Đợt 2 sẽ áp dụng với các thísinh ở những địa phương có cách ly xã hội, hay thuộc diện F1, F2. Phương án nàylà linh hoạt, khả thi; vừa bảo đảm công bằng, quyền lợi cho thí sinh, vừa bảo đảman toàn về sức khỏe cho học sinh, cán bộ, giáo viên tham gia kỳ thi.

Như vậy, với trí tuệ và sức mạnh tập thể,chúng ta vẫn tìm ra được phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2020 an toàn và khảthi nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ