Liệu gây tê tủy sống khi đẻ mổ có thực sự nguy hiểm?

GD&TĐ - Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị thay phương pháp gây tê tủy sống bằng gây mê nội khí quản khi mổ lấy thai, nhất là đối với những sản phụ có nguy cơ tai biến cao. Những sản phụ bị cấm gây tê tủy sống khi đẻ mổ bao gồm người có rau tiền đạo thể bán trung tâm hoặc trung tâm, sản giật, tiền sản giật nặng, rau bong non…

Liệu gây tê tủy sống khi đẻ mổ có thực sự nguy hiểm?

Nhiều sản phụ lo lắng

Ngay sau khi quyết định này vừa được công bố, đã có không ít sản phụ chờ đang chuẩn bị lâm bồn cũng hoang mang. Sản phụ Nguyễn Thị Minh Lý (22 tuổi, Hà Nội) cũng nhiều sản phụ khác đang chờ sinh ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã đăng ký lựachọn phương pháp gây tê ngoài màng cứng nhưng sau khi có thông tin cấm của Bộ Y tế đều phân vân có nên sử dụng phương pháp này nữa hay không.

Thậm chí, đã có một số sản phụ chờ sinh “xin” đẻ thường. Sản phụ Lý cho hay, tại một số bệnh viện, phương pháp gây tê ngoài màng cứng được bà bầu chúng tôi lựa chọn để giảm bớt cơn đau trong quá trình sinh nở và đang trở nên phổ biến. Thế tại sao Bộ Y tế lại cấm. Nếu thực sự không tốt, liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và con không? Các sản phụ cần được các bác sĩ sản khoa tư vấn đầy đủ thông tin, tránh hệ lụy sau này.

Thậm chí, có rất nhiều bà mẹ đã từng sinh mổ bằng phương pháp gây tê tủy sống cũng tỏ ra khá lo lắng.Bà mẹ Nguyễn Hoài Anh (27 tuổi, Hà Nội) dù con đã được 2 năm vẫn còn ám ảnh bởi phương pháp gây tê ngoài màng cứng. “Lựa chọn sinh không đau bằng vô cảm nói chung và gây tê ngoài màng cứng tủy sống là sai lầm.

Bởi vì, đến nay, tôi vẫn gặp những biến chứng như đau lưng, nhức đầu, hạ huyết áp, tổn thương thần kinh gây yếu, mất cảm giác, thậm chí có thể bị liệt thần kinh sọ...” – Chị Hoài Anh cho hay.

Bác sĩ Lưu Quốc Khải, Trưởng khoa Đẻ A2, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội giải thích, kỹ thuật “đẻ không đau” là phương pháp gây tê ngoài màng cứng, tức là tiêm thuốc gây tê vào vùng cột sống ở thắt lưng (vùng này chứa các dây thần kinh chi phối các cảm giác đau từ vùng bụng trở xuống).

Nhờ tác dụng của thuốc tê, các cơn co tử cung vẫn xảy ra đều đặn và thúc đẩy cuộc chuyển dạ nhưng sản phụ sẽ không có cảm giác đau đớn. Phương pháp này có ưu điểm là giúp sản phụ tiết kiệm sức để rặn đẻ tốt hơn vì không phải trải qua những cơn chuyển dạ đau đớn. Thuốc tê có thể kéo dài để giảm đau sau đó nhiều giờ và không ảnh hưởng đến em bé vì nó không qua nhau thai.

Trong quá trình sinh nở, nếu sản phụ không thể tự sinh thường thì bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để an toàn cho cả mẹ và con. Khi phải sinh mổ, chỉ cần thêm liều thuốc tê qua đường truyền để giảm đau trong lúc mổ.

Ưu điểm của phương pháp này là giúp sản phụ hô hấp bình thường trở lại nhanh hơn, tỉnh táo và ý thức hơn về môi trường xung quanh, khả năng di chuyển sớm hơn sau khi mổ lấy thai, giảm các triệu chứng như lo âu, nôn ói, buồn nôn và kiểm soát cơn đau tốt hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cũngcó thể xảy ra biến chứng hay tác dụng phụ, đôi khi lại kéo dài thời gian sinh.

Thay thế phương pháp an toàn

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, qua quá trình theo dõi nhiều trường hợp tai biến tại địa phương và những ý kiến phản ánh từ các đơn vịvề phương pháp gây tê tủy sống trên các sản phụ có các triệu chứng sản giật, tiền sản giật nặng, rau bong non, có rau tiền đạo thể bán trung tâm hoặc trung tâm,… có nguy cơ cao xảy ra một số tai biến như bệnh cảnh của tắc mạch ối, ngừng tim, rối loạn đông máu, suy đa tạng. Họ thường bị chảy máu nhiều và tụt huyết áp nên rất nguy hiểm.

BS Lưu Quốc Khải cho biết thêm, không phải ai cũng có thể sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Nếu mẹ không may đang mắc phải một trong số các bệnh như: nhiễm trùng trong và xung quanh cột sống, nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng trong máu), có vấn đề về đông máu hay xuất huyết nhiều thì gây tê ngoài màng cứng cũng không phải là một lựa chọn phù hợp để giảm đau khi sinh con.Gây tê ngoài màng cứngcũng có thể có tác dụng phụ và biến chứng như: tụt huyết áp, hạ tim chậm, đau lưng hay đau đầu. Mặc dù khá hiếm nhưng biện pháp này cũng có thể gây nhiễm trùng tủy sống, đôi khi có thể gây sốt…

Thứ trưởng Tiến cho hay, ở các cơ sở y tế tuyến trung ương việc xử lý các tai biến trên còn khó khăn chưa nói các cơ sở tuyến thấp hơn, thiếu trang thiết bị kỹ thuật để cấp cứu, đôi khi đặt nội khí quản cho bệnh nhân còn chậm thì tính mạng sản phụ sẽ nguy hiểm.Nếu chủ quan sẽ phải trả giá đắt cho việc mổ lấy thai bằng gây tê tuỷ sống nên mới có công văn như trên.Thứ trưởng Tiến lưu ý thêm việc cấm gây tê tủy sống chỉ áp dụng đối với các sản phụ có nguy cơ tai biến bởi các bệnh lý kể trên. Các sản phụ có sức khỏe bình thường vẫn có thể thực hiện biện pháp này.

Để cuộc vượt cạn của các sản phụ hiện này được an toàn, Thứ trưởng Tiến đưa ra lời khuyên đối với sản phụ đang mang thai nên khám thai định kỳ và khi có bệnh lý cần trao đổi với bác sĩ để lựa chọn phương pháp gây mê nội khí quản toàn thân. Một số lưu ý khi tiến hành gây mê nội khí quản, sản phụ không ăn quá no. Nếu phải mổ cấp cứu thì nên hút sạch thứ ăn ở dạ dày mới được gây mê nội khí quản.

Nhiều bác sĩ ngại phiền toái không hút thức ăn ở dạ dày vẫn gây mê cho bệnh nhân thì cực kỳ nguy hiểm gây sặc cho bệnh nhân.Nếu không phải phẫu thuật cấp cứu thì nên để qua 6 tiếng, thức ăn tiêu hoá hết khỏi dạ dày mới tiến hành gây mê nội khí quản.Trường hợp, sản phụ vừa có bệnh lý như trên kèm theo hen phế quản không thể gây mê nội khí quản cần gây tê tủy sống nhưng phải lường trước được biến chứng có thể xảy ra chuẩn bị sẵn sàng có thể cấp cứu được cho sản phụ để tránh nguy hiểm cho sản phụ trong cuộc mổ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.