“Lì xì” kỹ thuật số

GD&TĐ - Thực ra, mừng tuổi trẻ em và người cao tuổi thông qua hình thức chuyển khoản đã có từ lâu.

Lì xì điện tử là bình thường mới.
Lì xì điện tử là bình thường mới.

Vào năm 2015, riêng ở Trung Quốc đã có 3,2 tỷ NDT (gần 11.393 tỷ đồng) “phong bao số” được gửi. Năm 2016, con số này tăng gấp 10, lên 32 tỷ. Năm 2017, nó tiếp tục vọt lên hẳn 100 tỷ.

Hồng bao điện tử

Hầu hết các quốc gia đón Tết Âm lịch đều duy trì tập tục mừng tuổi trẻ con và người cao tuổi bằng tiền. Ngay cả Nhật Bản đã kết hợp Tết cổ truyền với Tết dương lịch, người dân vẫn duy trì otoshidama (mừng tuổi trẻ con).

Kể từ khi bước sang thập niên 2010, thế giới tăng tốc kỹ thuật số chóng mặt. Các đời điện thoại thông minh liên tục đổi, sản phẩm mới nhiều tính năng vượt trội hơn. Ngân hàng là một trong các lĩnh vực tiên phong khớp nhịp với kỹ thuật số. Trên toàn cầu, họ mở hàng loạt các ứng dụng thanh toán trực tuyến, cho phép người dùng sử dụng tiền online mọi lúc.

Trung Quốc và các nước nhiều cư dân gốc Hoa gọi tục lệ lì xì trẻ em ngày Tết là tặng hồng bao (hong bao). Năm 2015, họ khai trương hình thức tặng hồng bao thời thượng nhất: Hồng bao điện tử (E-hongbao), chuyển tiền mừng tuổi qua các ứng dụng tài chính. Mới năm khởi đầu, số e-hongbao đã đạt 3,2 tỷ NDT.

Trước tiềm năng không giới hạn, 3 “gã khổng lồ công nghệ” là Alibaba, Tencent và Baidu đua nhau cấp các gói hồng bao số. Năm 2016, lượng người dùng e-hongbao Trung Quốc đạt 516 triệu, dùng tổng cộng 32 tỷ e-hongbao.

“Nhờ hồng bao số, tôi có thể mừng tuổi con cái ở bất cứ đâu trên thế giới, với phí gửi chỉ chiếm 3% tiền gửi”, khách hàng tên Allaire hạnh phúc chia sẻ.

Tiện lợi, tức thì

Tết Đinh Dậu 2017, Trung Quốc đã đột phá lượng hồng bao điện tử với con số sử dụng lên tới 100 tỷ NDT. Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, thành thạo mừng tuổi online. Các ngân hàng ngày càng quan tâm thị hiếu người dùng, giới thiệu đa dạng mẫu thiết kế e-hongbao.

Hồng bao điện tử cũng có hình ảnh hệt như hồng bao bằng giấy, nhưng cho phép tùy chỉnh. Người dùng thỏa thích chọn kích cỡ, kiểu dáng, lời chào, hình ảnh…

Tết Kỷ Hợi 2019, toàn bộ các ngân hàng lớn ở Singapore (DBS Bank, OCBC Bank, UOB, Citibank, Standard Chartered Bank và Maybank) đồng loạt cung cấp e-hongbao. Chỉ cần tải và đăng ký tài khoản PayNow, mọi cư dân đều có thể chuyển tiền mừng tuổi tức thì.

Từ hệ thống ngân hàng cho tới cơ quan chính quyền Singapore đều khuyến khích và vận động sử dụng e-hongbao. Bằng cách này, họ giảm mạnh tình trạng đổ xô vào ngân hàng đổi tiền cũ lấy tiền mới, tiền chẵn ra tiền lẻ. Năm 2020, chỉ trong vòng 15 ngày Tết Nguyên đán, số lượng và tổng tiền giao dịch qua PayNow ở Singapore tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019.

Phần lớn người dùng PayNow Singapore trong Tết Nguyên đán là Thế hệ Y (1981 – 1996). Theo thống kê từ các ngân hàng, họ chiếm tới 3/4.

“Chúng ta không thể đến thăm tất cả họ hàng và bạn bè, song, với các gói hồng bao kỹ thuật số, khoảng cách vật lý cũng như các hạn chế vì Covid-19 là vô nghĩa”, Jeremy Soo (nhân viên ngân hàng) quảng bá.

Chỉ với vài bước, người dùng ứng dụng tài chính thoải mái tận dụng chức năng mừng tuổi đầu xuân.
Chỉ với vài bước, người dùng ứng dụng tài chính thoải mái tận dụng chức năng mừng tuổi 
đầu xuân. 

Phổ biến rộng khắp

Ngày nay, lì xì điện tử là bình thường mới. Quá trình mở tài khoản cũng vô cùng đơn giản, chỉ bao gồm đăng ký ứng dụng tài chính từ ngân hàng, đăng nhập và chọn chức năng e-hongbao. Ngoài số tiền, người gửi còn có thể gửi kèm lời chúc mừng. Sau khi nhập số tài khoản hoặc số điện thoại của người nhận, người gửi hoàn tất giao dịch bằng nhấn “gửi”.

Ngay khi người gửi hoàn tất giao dịch, tiền mừng tuổi sẽ vào tài khoản người nhận. Tất cả các ngân hàng đều sử dụng chức năng gửi thông báo trong ứng dụng và tin nhắn. Chỉ cần cầm điện thoại trên tay, người nhận liền biết cả người gửi lẫn số tiền lì xì.

Trên toàn châu Á, các quốc gia đón Tết Âm lịch đều có lì xì điện tử. Tại Hàn Quốc, Ngân hàng Kakao cung cấp chức năng sebaetdon (túi lì xì phong cách truyền thống Hàn Quốc). Ngoài ra, họ còn giới thiệu thẻ quà tặng điện tử.

Thị trường Hàn Quốc chấp nhận thẻ quà tặng điện tử rộng rãi. So với tiền mặt, giới trẻ thích dùng thẻ hơn. Tết Tân Sửu 2021, chỉ tính riêng 2 nền tảng thương mại điện tử Gmarket và Auction, lượng thẻ quà điện tử bán ra tăng hẳn 48% so với cùng kỳ năm 2020.

“Do ngày càng nhiều khách hàng chọn gửi quà trực tuyến vì không tiện về quê ăn tết, doanh số thẻ quà tặng điện tử cũng như các mặt hàng liên quan tăng vọt”, nhân viên eBay Korea cho biết.

Ít chào mừng lì xì số nhất có lẽ là ở Hồng Kông (Trung Quốc). Mặc dù e-Lai see (lì xì điện tử phiên bản Hồng Kông) đã được giới thiệu từ năm 2017, nó không mấy được yêu thích. Người Hồng Kông cho rằng, mừng tuổi qua tài khoản là hành động thiếu sự chân thành.

Dẫu vậy, e-Lai see ngày càng được chấp nhận. Trước Tết Âm lịch năm 2021, số người Hồng Kông có dự định dùng lì xì điện tử đã vượt qua mốc 50%.

“Đối với nhiều người, đặc biệt là thế hệ lớn tuổi, Lai see vật lý (tức là dùng phong bao và tiền mặt) vẫn là lựa chọn số 1”, Danny Wong (27 tuổi) cho biết. Tuy nhiên, hình thức mừng tuổi này mang nhược điểm sinh thái lớn. Trung bình mỗi năm, người Hồng Kông sử dụng khoảng 320 triệu NDT hồng bao giấy. Nó tương ứng với phải đốn hạ 16 nghìn cây gỗ.

Giới trẻ Hồng Kông vừa thành thạo kỹ thuật số, vừa ý thức về bảo vệ môi trường. Tuy nuối tiếc Lai see truyền thống, họ sẵn sàng thay đổi. Nhờ vậy mà dù chậm, e-Lai see vẫn đầy tiềm năng thay thế.

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Nhóm sinh viên và thiết kế trạm lắp ráp giúp tăng năng suất trong các nhà máy.

Trạm lắp ráp tùy biến theo nhân trắc học

GD&TĐ - Trạm lắp ráp điều chỉnh vị trí và cao độ bàn làm việc, hộp đựng chi tiết theo nhân trắc học của công nhân, bảo đảm thoải mái, không gây mệt mỏi…

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.