Theo ghi chép trong trong “Phó Pháp Tạng Kinh”, vào thời Đức Phật Tỳ Bà Thi còn tại thế, có một vị tỳ kheo đầu rất là đau nhức. Lúc ấy, tôn giả Bạc Câu La, vốn là một người nghèo khó, đã lấy một quả Kha Lê Lặc bố thí cho ông. Vị tỳ kheo sau khi ăn xong, chứng đau đầu đã hoàn toàn khỏi hẳn.
Tôn giả Bạc Câu La vì đã làm một việc thiện lành này, nên đã kết được nhân duyên này. Vậy nên, vào 91 kiếp sau đó, Bạc Câu La đều sống hạnh phúc vui vẻ, thân thể cũng không bao giờ mắc bệnh. Về sau, Bạc Câu La chuyển sinh vào trong một gia đình thuộc dòng dõi Bà La Môn, mẹ của ông mất sớm, người mẹ kế nhiều lần muốn giết hại ông, đều không thành công.
Có một lần, mẹ kế bỏ ông xuống sông, bị cá lớn nuốt chửng. Con cá ngay sau đó bị ngư dân bắt được, mổ bụng cá ra thì thấy có một đứa trẻ. Bạc Câu La đã trở thành con nuôi của một người đức cao vọng trọng. Về sau, tu hành chứng đắc quả vị La Hán.
Bạc Câu La bố thí cho một vị tăng nhân bị bệnh, liền có được thiện báo 91 kiếp không bệnh tật, hơn nữa nhiều lần gặp nạn mà không chết, đây là duyên cớ của phúc điền đặc biệt, lẽ nào đây không phải là ác tinh (ngôi sao hung ác) rời xa, cát thần (thần may mắn) che chở hay sao?
Thiện tâm đãi người, trời báo đáp
Thiện lương, là một vật chất trong phạm trù hình thái tư tưởng hoặc ý thức, hình thành ở bên trong và thể hiện ra hành động ở bên ngoài, hơn nữa là một thể thống nhất có tác dụng thăng hoa tư tưởng và hành vi của tự mình.
Thông thường mà nói, ở vào một xã hội truyền thống bình thường, lực độ hành thiện của một người là có quan hệ tỉ thuận với lượng nhiều ít của chất đức nơi tự thân con người.
Nhưng cũng không tuyệt đối, nhất là xã hội con người khi đã bước vào thời kỳ Mạt Pháp này, thói thời sa sút, lòng người chẳng được như xưa, phẩm hạnh đạo đức của con người ngày càng bại hoại. Giả Ác Đấu hiện hữu khắp nơi, các thứ tệ nạn như cờ bạc, ma tuy, mại dâm… len lỏi đến mọi ngóc ngách, khiến cho có những người không làm việc thiện, một lòng chỉ để mắt đến tiền, làm giàu bất chính.
Nhưng những người làm việc thiện, thì chắc chắn là người có đạo đức. Người có đạo đức, có những lúc cũng khó tránh khỏi gặp phải một số đau khổ, đây cũng là ý trời khó tránh, chính xem bạn đối đãi thế nào, có thể chuyển hóa đức của bạn hướng đến cảnh giới cao hơn, hòa vào trong đau khổ, biến ác thành thiện, từ đó cải biến đời người của mình hay không.
Nhìn từ một góc độ khác, bên trong chuyện này vẫn còn tồn tại vấn đề thiện đức cùng tăng trưởng. Thiện hạnh của một người nhiều rồi, thì đức cũng sẽ dần dần lớn thêm lên. Và đức lớn rồi, thì việc thiện của mình cũng sẽ ngày càng nhiều hơn, phân lượng bên trong nó cũng sẽ ngày càng nặng, và chuyển biến h của người này cũng sẽ ngày một lớn hơn.
Cổ nhân nói: “Tích thiện hữu thiện báo, tích ác hữu ác báo. Tích thiện chi gia tất có dư khánh, làm ác chi gia tất có dư hại” (làm việc thiện được thiện báo, làm điều ác gặp ác báo, nhà nào tích thiện nhà đó được may mắn, nhà nào hành ác sẽ gặp tai ương).
Cảnh do tâm tạo, cảnh tùy tâm chuyển, muốn đắc may mắn hay chiêu mời tai họa tất cả đều là do nhân tâm của một người như thế nào, vì vậy từ xưa đến nay người ta đều khuyên con người hướng thiện, cũng không phải là không có nguyên nhân.