Lãnh đạo Bộ GD&ĐT thông tin về việc học sinh trở lại trường học tập

GD&TĐ - Về nguyên tắc, nơi nào kiểm soát được dịch thì có thể cho học sinh trở lại trường học tập. Việc này sẽ do địa phương quyết định.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn trao đổi với báo chí tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ - chiều 6/11.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn trao đổi với báo chí tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ - chiều 6/11.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2021, diễn ra chiều 6/11, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đã trao đổi với báo chí về việc khi nào học sinh trở lại trường học trực tiếp.

Theo Thứ trưởng, nhiều phụ huynh quan tâm: Bao giờ thì con em mình được đến trường? Nhiều gia đình còn quan tâm đến yếu tố chuyên môn và tâm lý của con trẻ. Bên cạnh đó, cũng không ít phụ huynh băn khoăn: Nếu con em mình trở lại trường học ở thời điểm này thì có bảo đảm an toàn?

Thứ trưởng cho hay, thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã ban hành một số văn bản như: Công văn số: 4726 ngày 15/10/2021 về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục.

Theo đó, Bộ GD&ĐT đã gợi ý UBND các tỉnh, thành phố, căn cứ vào phân loại đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn cấp phường/xã, cấp quận/huyện, cấp tỉnh/thành phố để quyết định tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp cho học sinh phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại từng địa bàn theo nguyên tắc: Khu vực nào kiểm soát được dịch thì chủ động cho học sinh trở lại trường học tập; đồng thời, chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo quy định.

Theo đó, đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình) thì có thể tổ chức dạy học trực tiếp. Tuy nhiên, việc triển khai hướng dẫn này còn phụ thuộc vào thực tiễn của từng địa phương và thuộc trách nhiệm của chính quyền các địa phương.

Đến nay, cả nước có 21 tỉnh, thành tổ chức cho học sinh học trực tiếp, 18 tỉnh, thành kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và dạy học qua truyền hình, 24 địa phương đang học trực tuyến và qua truyền hình.

Đối với các địa phương có số lượng học sinh lớn như: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh – có thể có những đặc thù riêng. Tuy nhiên, hai địa phương này đã có phương án mở cửa trường học, đón học sinh trở lại học tập trung.

Ngày 31/10, TP Hà Nội đã quyết định cho học sinh của 18 huyện, thị xã trở lại trường học trực tiếp từ ngày 8/11. Song ngày hôm nay (6/11), do tình hình dịch bệnh vẫn có dấu hiệu phức tạp nên TP đã quyết định tạm dừng việc tổ chức dạy học trực tiếp. Riêng huyện Ba Vì vẫn có thể cho học sinh đi học trở lại.

“Tuỳ theo diễn biến dịch bệnh ở các địa phương, các địa phương có trách nhiệm quyết định việc cho học sinh trở lại trường học tập hay không. Chúng ta đều mong muốn, các em sớm được đến trường an toàn” – Thứ trưởng nói, đồng thời thông tin: Ngày 1/11, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã họp với Bộ trưởng Bộ Y tế. Tại cuộc họp, 2 Bộ trưởng đã thống nhất: Cho học sinh, sinh viên trở lại trường không những là nhu cầu chính đáng, mà còn bảo đảm về chất lượng dạy - học; đáp ứng nhu cầu tâm lý, nhất là với học sinh tiểu học.

 2 Bộ cũng thống nhất, tới đây sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến để hướng dẫn tất cả các Sở Y tế, Sở GD&ĐT và các quận, huyện, thị xã triển khai nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh khi các cơ sở giáo dục tổ chức học trực tiếp.

Đồng thời, sớm ban hành và rà soát bổ sung hướng dẫn sổ tay y tế phòng chống Covid-19 trong trường học; tổ chức tập huấn cho hệ thống trường học trên toàn quốc về kỹ năng dự phòng và chăm sóc, phòng chống Covid-19, để mỗi giáo viên, nhân viên y tế học đường nắm được. “Với sự cố gắng của 2 Bộ, hy vọng trong thời gian tới, các địa phương sẽ có biện pháp để quyết định cho học sinh sớm trở lại trường học” – Thứ trưởng chia sẻ.

Liên quan đến tiêm vắc-xin cho học sinh, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn - cho hay, Bộ GD&ĐT đã có đề nghị Bộ Y tế và các địa phương về việc này. Hiện nay, tiêm vắc-xin cho học sinh đã nằm trong kế hoạch của Bộ Y tế và các địa phương; trước mắt là sớm triển khai tiêm chủng cho học sinh từ 12 đến 18 tuổi. Được tiêm vắc-xin thì các em đến trường sẽ yên tâm hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.