Đây là dự án do Trường Đại học Y Hà Nội gây quỹ, với sự hỗ trợ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tại Việt Nam và Kế hoạch Hỗ trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về Phòng, Chống HIV/AIDS (PEPFAR).
U=U(Undetectable=Untransmittable) hay K=K (Không phát hiện = Không lây truyền) là một phòng trào cộng đồng toàn cầu dựa trên nghiên cứu cho thấy rằng người có HIV đang điều trị tốt, với tải lượng vi rút ở ngưỡng phát hiện được sẽ không thể lây truyền HIV sang bạn tình của họ. Thông điệp này đã và đang thay đổi nhận thức của cả người có HIV và bạn tình của họ, rất nhiều người trong số họ trải qua sự sợ hãi và kỳ thị liên quan đến lây truyền HIV, và Việt Nam là quốc gia đi đầu trong việc lan tỏa thông điệp này.
10 Tổ chức Cộng đồng đã được trao tặng khoản tài trợ hạt giống trị giá 1.000 đô la Mỹ, để quảng bá thông điệp này tới các nhóm quần thể đích trong lĩnh vực hoạt động của họ bao gồm các nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, chuyển giới nữ và người có hoạt động mại dâm.
Với sự tham dự của hơn 100 đối tác quan trọng, sự kiện này chính là cơ hội để các tổ chức nhận tài trợ quảng bá các chiến dịch và kết quả, cũng như xây dựng mối quan hệ với các nhóm có uy tín khác đang hoạt động trong lĩnh vực HIV như Doanh nghiệp xã hội Hải Đăng và Mạng lưới quốc gia những người sống chung với HIV tại Việt Nam (VNP+).
Nhiều tổ chức nhận tài trợ, như Alo Boy (Thành phố Hồ Chí Minh) và Youth Connection (Bình Dương) đã khai thác tối đa các phương tiện truyền thông xã hội bằng cách tạo các video trên YouTube hay các trang Facebook. Tổng cộng đã có 131 bài đăng và thông điệp được đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội với 81.524 lượt thích và 7.521 lượt chia sẻ.
Sự kiện này cũng là lần đầu tiên bộ công cụ truyền thông K=K do Tổ chức Hợp tác Vì sự tiến bộ Sức khỏe ở Việt Nam (HAIVN) ra mắt công chúng với sự hỗ trợ tài chính từ CDC-PEPFAR. Những góp ý từ cộng đồng hướng tới tối đa hóa tầm ảnh hưởng chính là yếu tố then chốt để phát triển những sản phẩm truyền thông cuối cùng gồm cả logo, hình ảnh tĩnh và khẩu hiệu,
“Tôi dương tính, nhưng cô/anh ấy sẽ không bao giờ bị lây”. Bộ công cụ truyền thông sẽ được sử dụng để quảng bá thông điệp này một cách rộng rãi, trong các diễn đàn công cộng, các bối cảnh cộng đồng, tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe và cả trên mạng xã hội.