Lần đầu tiên xuất hiện mưa trên đỉnh dải băng Greenland

GD&TĐ - Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học thấy mưa ở đỉnh núi băng luôn ở mức nhiệt độ đóng băng này kể từ khi công tác nghiên cứu được triển khai vào năm 1950.

Lần đầu tiên xuất hiện mưa trên đỉnh dải băng Greenland

Điều đó làm gia tăng mối lo ngại về số phận vốn đã bấp bênh của nó.

Một lượng nước lên đến 6,3 tỷ tấn đã dội xuống vùng đất băng giá vào trung tuần tháng 8, rơi xuống dưới dạng mưa chứ không phải tuyết trong vài giờ. Đây là lần thứ ba nhiệt độ tại đỉnh Greenland tăng trên mức đóng băng trong vòng chưa đầy một thập kỷ, theo các báo cáo từ Trạm trên đỉnh của Quỹ Khoa học quốc gia thực hiện.

Trận mưa xảy ra trong hai ngày 14 - 15/8 dẫn đến 872.000 km vuông băng bị tan chảy, theo Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết quốc gia của Mỹ (NSIDC).

“Không có cơn mưa nào ở địa điểm cao 3.216m này trong lịch sử được ghi nhận”, theo các nhà nghiên cứu của NSIDC cho biết, đồng thời tiết lộ rằng, lượng băng mất đi trong ngày hôm đấy bằng với lượng băng bị mất trung bình trong một tuần bình thường ở thời điểm tương tự trong năm.

Ted Scambos, một nhà khoa học tại Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết quốc gia tại Đại học Colorado Boulder, nói với CNN rằng, cơn mưa lớn nhất trong lịch sử là dấu hiệu chắc chắn cho thấy Greenland đang ấm lên với tốc độ rất nhanh.

Những gì đang diễn ra không chỉ đơn giản là một hoặc hai thập kỷ nóng hơn trong một chu kỳ khí hậu. Đây là điều chưa từng có.

Chúng ta đang vượt qua những ngưỡng chưa từng thấy trong nhiều thiên niên kỷ, và thành thật mà nói, điều này sẽ không thay đổi cho đến khi chúng ta điều chỉnh được những gì đang làm với khí hậu.

Năm 2021 là một năm đáng ngại đối với dải băng khổng lồ Greenland, cùng với ở Nam cực, chiếm 99% trữ lượng nước ngọt của Trái đất. Vào tháng 2, các nhà nghiên cứu đã cảnh báo rằng, tảng băng của Greenland đang đi tới một điểm cực hạn mà các phần lớn của nó có thể tan chảy ngay cả khi nhiệt độ toàn cầu không tăng thêm nữa, theo Live Science đã đưa tin trước đó.

Vào tháng 7, tảng băng đã trải qua một sự kiện tan chảy lớn, làm mất đi 9,37 tỷ tấn băng trên bề mặt của nó mỗi ngày - gấp đôi tốc độ thất thoát trung bình bình thường của nó trong mùa hè - trong suốt một tuần.

Theo ước tính của NSIDC, mực nước biển toàn cầu sẽ tăng khoảng 6m nếu toàn bộ băng ở Greenland tan chảy, tác động tới các cộng đồng dân cư ven biển và nhấn chìm nhiều thành phố như Thượng Hải, Amsterdam và New York.

Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân của cơn mưa kỷ lục là do một sự kiện khí quyển được gọi là xoáy nghịch diễn ra trên hòn đảo. Xoáy nghịch là những vùng có áp suất cao làm cho không khí chìm xuống, nóng dần lên trong quá trình. Tình trạng xoáy nghịch tạo điều kiện cho thời tiết nóng kéo dài ở một khu vực, tạo ra các đợt sóng nhiệt.

Một báo cáo mang tính bước ngoặt được công bố trong tháng này từ Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hợp Quốc đã đưa ra cảnh báo nghiêm khắc rằng, Trái đất dự kiến ​​sẽ đạt mức tăng nhiệt độ cực hạn do biến đổi khí hậu là 1,5 độ C trong vòng 20 năm tới.

Báo cáo mà Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres mô tả là “mã đỏ cho nhân loại”, đồng thời ông cảnh báo rằng, các hiện tượng thời tiết ngày càng khắc nghiệt, chẳng hạn như sóng nhiệt, hạn hán và lũ lụt sẽ trở nên phổ biến hơn do sự nóng lên toàn cầu.

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.