Ảnh minh họa
Trong quá khứ, điều này đã từng xảy ra tại một số dự án đơn lẻ. Nhưng nay, rất nhiều dự án điện mặt trời không cần trợ giá để hoạt động đã bắt đầu vượt qua than và khí thiên nhiên trên quy mô lớn. Và đáng chú ý, tại các thị trường đang phát triển chi phí xây dựng các nhà máy điện mặt trời đang rẻ hơn so với xây dựng các dự án điện gió.
Biểu đồ dưới đây cho thấy chi phí trung bình của các dự án điện gió và mặt trời mới được xây dựng tại 58 quốc gia đang phát triển, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. Không ai nghĩ rằng điện mặt trời có thể rẻ hơn điện gió sớm đến vậy.
Một nửa giá than
Năm nay là năm đáng nhớ trong lịch sử phát triển của điện mặt trời. Hệ thống đấu giá, nơi các công ty tư nhân cạnh tranh những hợp đồng cung cấp điện lớn đã khiến giá điện mặt trời giảm xuống mức kỷ lục.
Bắt đầu bằng dự án hồi tháng Một để sản xuất điện với giá 64 USD trên một megawatt giờ tại Ấn Độ sau đó là hợp đồng hồi tháng Tám đề sản xuất điện mặt trời với giá 29,1 USD trên một megawatt giờ. Mức giá này chỉ bằng một nửa so với mức giá điện tạo ra từ than đá.
"Năng lượng tái tạo đang bước vào kỷ nguyên giảm giá" so với nhiên liệu hóa thạch, Michael Liebreich, chủ tịch BNEF chia sẻ. Tới cuối năm nay, khi các dự án điện mặt trời được hoàn thành, lần đầu tiên tổng lượng điện mà điện mặt trời đóng góp vào lưới điện toàn cầu cao hơn so với điện gió.
BNEF ước tính rằng tất cả dự án điện mặt trời trong năm 2016 có thể tạo ra tổng số điện lên tới 70 gigawatt, nhiều hơn 11 gigawatt so với các dự án điện gió.
Tại các quốc gia phát triển chi phí chuyển đổi toàn bộ sang năng lượng sạch rất đắt đỏ và tốn kém bởi nhu cầu điện đang không tăng mà thậm chí còn giảm.
Trong khi đó năng lượng mặt trời tại đây còn phải cạnh tranh với các nhà máy điện than và khí đốt trị giá hàng tỷ đô hiện đang hoạt động. Nhưng tại các nước đang cần bổ sung điện những nguồn điện mới càng nhanh càng tốt thì năng lượng tái tạo sẽ đánh bại bất cứ công nghệ nào khác nếu không có trợ cấp.
Bước ngoặt
Thị trường năng lượng vừa có một bước ngoặt khi nguồn diện do năng lượng sạch tạo ra một năm nhiều hơn so với điện được tạo ra từ than đá và khí đốt cộng lại. Mức sử dụng nhiên liệu hóa thạch có thể đạt đỉnh trong thập kỷ tới.
Về vấn đề đầu tư, trong năm 2015, các thị trường đang phát triển đã chi ra tới 154,1 tỷ USD cho năng lượng sạch. Trong cùng năm, 35 nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) gồm toàn các nước giàu có chỉ đầu tư 153,7 tỷ USD.
Tốc độ tăng trưởng của việc triển khai năng lượng sạch tại các quốc gia đang phát triển vẫn rất cao và họ sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường năng lượng sạch.
Dẫu vậy, cần có thời gian để tạo ra điện từ gió và nắng nên nhiên liệu hóa thạch vẫn là lựa chọn rẻ nhất khi gió không thổi và mặt trời không tỏa sáng. Than và khí đốt sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc "phổ cập" điện tới hàng triệu người trong những năm tới.
Nhưng đối với những người vẫn còn đang dựa vào máy phát điện chạy dầu tốn kém hoặc những người chưa được dùng điện và những người sống trong khói bụi nguy hiểm tại các thành phố đông dân, chuyển đổi sang năng lượng tái tạo là việc làm cấp thiết, càng sớm càng tốt.