Làm việc kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đến sức khỏe

GD&TĐ - Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thời gian làm việc kéo dài khiến cho hàng trăm nghìn người trên thế giới tử vong mỗi năm.

Người đàn ông bị đột quỵ đang được đưa đi cấp cứu.
Người đàn ông bị đột quỵ đang được đưa đi cấp cứu.

WHO và ILO ước tính mỗi năm có 745.000 ca tử vong do đột quỵ và thiếu máu cơ tim vào năm 2016, tăng 29% kể từ năm 2000.

Vào năm 2016, 398.000 người chết vì đột quỵ và 347.000 người tử vong vì bệnh tim do làm việc trong ít nhất 55 giờ/tuần. Từ năm 2000 đến năm 2016, số người chết vì bệnh tim do làm việc trong nhiều giờ đã tăng 42% và do đột quỵ là 19%.

Nghiên cứu kết luận rằng làm việc từ 55 giờ/tuần có thể là nguyên nhân gây ra đột quỵ cao hơn 35% và nguy cơ tử vong do thiếu máu cục bộ cao hơn 17% so với làm việc 35 - 40 giờ/tuần. Vào năm 2016, có 488 triệu người trên thế giới làm việc hơn 55 giờ/tuần.

WHO cho biết bệnh tật liên quan đến công việc được phát hiện nhiều ở nam giới, chiếm 72% số ca tử vong. Những người sống ở Tây Thái Bình Dương  như Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á và những người lao động trung niên trở lên thường có thời gian làm việc kéo dài.

WHO cho biết thêm: “Hầu hết những người bình thường có tuổi thọ 60-79. Tuy nhiên, những người đã làm việc từ 55 giờ/tuần có tuổi thọ 45-74.”

Nghiên cứu của WHO và ILO phân tích 37 nghiên cứu về bệnh thiếu máu cơ tim và 22 nghiên cứu về đột quỵ cũng như dữ liệu từ hơn 2.300 cuộc khảo sát được thu thập tại 154 quốc gia từ 1970 - 2018.

Mặc dù nghiên cứu không đề cập đến thời kỳ đại dịch Covid-19 nhưng phát hiện này được đưa ra vào thời điểm số lượng người làm việc nhiều giờ ngày càng tăng và hiện chiếm 9% tổng dân số toàn cầu. Xu hướng này thậm chí còn khiến nhiều người có nguy cơ bị tàn tật liên quan đến công việc và tuổi thọ giảm.

Đại dịch cũng chú trọng nhiều hơn đến giờ làm việc. Cuộc khủng hoảng này đang đẩy nhanh các diễn biến có thể dẫn đến xu hướng tăng thời gian làm việc.

Đại dịch đã thay đổi đáng kể cách làm việc của nhiều người.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Làm việc từ xa đã trở thành tiêu chuẩn trong nhiều ngành công nghiệp. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp buộc phải thu hẹp quy mô hoặc đóng cửa hoạt động để tiết kiệm tiền và nhân viên phải làm việc nhiều giờ hơn. Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động cần làm việc cùng nhau để thống nhất về các giới hạn để bảo vệ sức khỏe của người lao động.”

WHO khuyến nghị các chính phủ ban hành, triển khai và thực thi các luật, quy định và chính sách cấm làm thêm giờ bắt buộc và đảm bảo giới hạn tối đa về thời gian làm việc và đề nghị rằng nhân viên có thể chia sẻ giờ làm việc để đảm bảo rằng số giờ làm việc không vượt quá 55/tuần.

Theo CNBC

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Ngày xưa đi học

GD&TĐ - Chỉ nghĩ thôi mà những kỷ niệm ngày xưa ùa về. Trong thoáng chốc, dường như tôi thấy mình là một cô gái nhỏ ngày đầu được mẹ dắt đến trường...