Làm thế nào để cân bằng thị trường sách thiếu nhi?

GD&TĐ - Thay đổi cục diện thị trường sách thiếu nhi không phải việc dễ dàng, nó cần thời gian và sự nỗ lực từ nhiều phía. Nhưng thay vì chờ đợi sự cân bằng giữa sách ta và sách “Tây”, trước mắt, các bậc phụ huynh nên “ra tay” trước nếu không muốn con cái mình hổng kiến thức về lịch sử, văn hoá, truyền thống Việt Nam.

Đối với thị trường sách dịch dành cho thiếu nhi, sự tiếp nhận ở trẻ chủ yếu là vì tò mò, háo hức thì những bản dịch ẩu, dịch vội, thậm chí những đầu sách không phù hợp với thị trường Việt Nam... lại trở nên đáng lo ngại.
Đối với thị trường sách dịch dành cho thiếu nhi, sự tiếp nhận ở trẻ chủ yếu là vì tò mò, háo hức thì những bản dịch ẩu, dịch vội, thậm chí những đầu sách không phù hợp với thị trường Việt Nam... lại trở nên đáng lo ngại.

Định hướng văn hóa đọc cho trẻ nhỏ

Có nhiều cách để hướng các em cân bằng thói quen lựa chọn sách. Quan trọng nhất là nhận thức của người lớn, trước tiên là ông bà, bố mẹ, thầy cô phải có ý thức về văn hóa đọc và lựa chọn sách như thế nào cho đúng vì bản thân trẻ nhỏ không tự chọn được. Nếu muốn hướng trẻ đến những cuốn sách hay, bổ ích thì người lớn cũng phải đọc, cảm nhận nó thì mới có thể tạo nên sức hấp dẫn đối với trẻ. Theo gợi ý của những chuyên gia, để trẻ ham đọc phải có tủ sách gia đình và được người lớn hướng dẫn.

Đối với người đọc, sách không chỉ là “kênh” giải trí đơn thuần mà còn là công cụ truyền tải văn hóa. Mảng sách dành cho thiếu nhi dù là truyện tranh, truyện vui cũng không nằm ngoài tiêu chí trên. Nói ngắn gọn, sách là văn hóa. Nhưng hãy xem thị trường sách dịch dành cho thiếu nhi hiện nay, tất cả các đầu sách có thực sự là những “kênh” giải trí có văn hóa hay không?

Thị trường sách dịch tại Việt Nam thời gian qua phát triển mạnh mẽ, thậm chí ào ạt khiến người đọc cảm thấy choáng váng. Đối với thị trường sách dịch dành cho thiếu nhi, sự tiếp nhận ở trẻ chủ yếu là vì tò mò, háo hức thì những bản dịch ẩu, dịch vội, thậm chí những đầu sách không phù hợp với thị trường Việt Nam... lại trở nên đáng lo ngại.

Trên thực tế, những loại sách dịch dành cho thiếu nhi đang chiếm áp đảo trên thị trường, trong đó không ít cuốn gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục thẩm mỹ văn học đối với các em. Phụ huynh từng phản đối ngay từ tựa đến nội dung các bộ sách: Thuyền trưởng quần lót, Mèo Angus, quần lọt khe… với ngôn ngữ thể hiện thô thiển, hình tượng nhân vật xây dựng dễ dãi. Đấy là chưa kể những bộ truyện tranh kém chất lượng, nội dung bắt chước những nhân vật nổi tiếng trong giới như Đô-rê-mon...

Giới cầm bút khó mà "sống hai tâm trạng"

Nhìn chung, sách dịch cho thiếu nhi nghiêng hẳn về truyện tranh châu Âu với từng mẩu chuyện hài hước, tiết tấu nhanh, phong cách hiện đại. Nhưng quá đam mê sách dịch, tiếp cận nhiều với văn hóa nước ngoài khiến sự phát triển về ngôn ngữ cũng như nhận thức của trẻ em thiếu đi sự cân bằng. Hơn nữa, sự “vượt mặt” của sách dịch sẽ “vùi lấp” dòng văn học thiếu nhi trong nước, theo đó “vùi lấp” luôn lịch sử, văn hoá, truyền thống Việt Nam.

Nói như nhà văn Mỹ Katherine Paterson, một cuốn sách hay “sẽ mở toang trí tưởng tượng” của trẻ em và cho chúng thấy “ý nghĩa cuộc đời”. Nhưng trẻ em Việt Nam sẽ mãi phải “mở toang trí tưởng tượng” với những cái tên, địa danh và hoàn cảnh... “không phải Việt Nam”?

Nhưng nhìn đi thì cũng phải nhìn lại, rõ ràng là giới viết hiện nay đầu tư sáng tác cho mảng thiếu nhi không nhiều, nếu không muốn nói là rất ít. Thậm chí họ còn nói rằng viết cho thiếu nhi rất khó. Nói như nhà văn Nguyễn Nhật Ánh thì “Khi viết cho thiếu nhi, ta phải sống lại lần thứ hai tuổi thơ của mình. Tức là viết về trẻ em hôm nay nhưng mà phải viết với tâm trạng tuổi thơ của mình. Khi nhà văn cộng hưởng được hai tâm trạng đó thì họ sẽ thực hiện được thành công tác phẩm”.

Nhưng xem ra, với những diễn biến khó khăn trên thị trường sách hiện nay, giới viết khó mà “sống hai tâm trạng” để cho ra những tác phẩm hay. Vậy thì trách làm sao được khi thiếu nhi Việt Nam yêu mến sách dịch thay vì sách ta.

Thực tế, không ai dám... chê sách dịch, và nếu không kể đến những đầu sách dịch ẩu thì phải nói rằng nhiều cuốn rất chất lượng, đúng lứa tuổi thiếu nhi và có ý nghĩa thiết thực. Nhưng nhìn sách người, lại thấy “tủi” cho sách ta...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.