Làm sao để trẻ ăn rau nhiều hơn?

Con gái tôi 3 tuổi, rất ít ăn rau và trái cây. Liệu cháu có bị thiếu chất không thưa bác sĩ? (Mai).

Làm sao để trẻ ăn rau nhiều hơn?

Tôi rất lo cháu sẽ bị thiếu chất và chậm lớn. Hơn nữa, không ăn rau xanh khi còn nhỏ sẽ tạo thành thói quen khiến cháu không ăn rau sau này. Xin hỏi bác sĩ làm cách nào để con tôi thích rau xanh trong mỗi bữa cơm hàng ngày?

Trả lời:

Ảnh: FeedingMyKid

Rau xanh và trái cây là nhóm thực phẩm chủ yếu cung cấp vitamin và khoáng chất, giúp trẻ phát triển. Chất xơ có trong rau xanh có vai trò quan trọng giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, tăng sức đề kháng và phòng chống các bệnh về đường tiêu hóa. 

Ăn rau xanh không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hỗ trợ tối đa sự phát triển não bộ. Thiếu rau xanh, cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng, không đủ máu dẫn tới chứng đau đầu ở trẻ.

Đặc biệt, trẻ trong giai đoạn ăn dặm, não bộ đang phát triển và dần hoàn thiện, nhu cầu dinh dưỡng từ rau xanh cũng như thực phẩm từ động vật rất cao. Vì vậy, ăn rau quả hàng ngày là cần thiết. 

Trẻ không thích ăn rau xanh là tình trạng thường gặp. Trong trường hợp này, gia đình nên có những cách sau để khiến trẻ ăn rau một cách ngon miệng:

- Không ép trẻ ăn. Tùy theo nhu cầu và thể tích dạ dày của trẻ mà các mẹ cho con ăn phù hợp.

- Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ nên bổ sung rau một cách tự nhiên vào khẩu phần ăn dặm hàng ngày bằng việc xay nhuyễn hay băm nhỏ các loại rau củ đa dạng nấu với bột, cháo để trẻ làm quen với mùi vị. Nên trộn rau củ nhiều màu sắc hoặc cắt tỉa thành những hình thù ngộ nghĩnh để thu hút trẻ. 

- Ngoài ra, khuyến khích các thành viên trong gia đình ăn rau để kích thích trẻ và làm cho trẻ hiểu rằng, ăn rau cũng cần thiết như ăn cơm, ăn thịt.

- Trộn rau cùng các loại sốt ngậy, làm salad hoặc say sinh tố sẽ khiến trẻ hứng thú hơn. Nem là món có thể "nhồi" được nhiều rau nhất, hay các món như cơm rang, cơm trộn , mỳ xào,...là những món có thể cho thêm rất nhiều loại rau.

Thực đơn cho bé 3 tuổi cần đảm bảo cung cấp các nhóm thực phẩm là tinh bột, rau củ, sữa, các loại thịt và chất béo, trong đó:

- Tinh bột tương đương ba bát cơm

- Trái cây và rau xanh chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, gồm: 1 đĩa nhỏ rau xanh, 1 ly nước hoa quả, 1 trái hoa quả như: chuối, táo,...

- Chất đạm được bổ sung từ thịt, cá, trứng, sữa,... gồm: 1 quả trứng, 50g: thịt, cá, tôm, 4 thìa bơ đậu phộng.

- Uống sữa 2 lần mỗi ngày.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...