Làm gì khi sau tiêm vắc xin Covid-19 bị sốt?

GD&TĐ - Sốt sau tiêm là phản ứng thường diễn ra trong vòng 2 ngày sau tiêm vắc xin phòng Covid-19. Theo các chuyên gia y tế, để xử trí sốt sau tiêm vắc xin Covid-19 cần phân biệt rõ từng mức độ.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Với sốt sau tiêm vắc xin Covid-19 ở mức độ nhẹ, bạn có thể giảm đau tại vị trí tiêm bằng cách áp khăn sạch, mát và ẩm lên vùng tiêm đồng thời vận động nhẹ nhàng cho hai cánh tay; giảm cảm giác khó chịu do sốt bằng cách uống nhiều nước, mặc trang phục nhẹ, thoáng.

Ở mức độ nặng hơn, sốt sau tiêm vắc xin Covid-19 trong trường hợp trên 38.5 độ C, đau đầu, nhức mỏi cơ toàn thân hoặc tại chỗ tiêm có dấu hiệu sưng đỏ, cánh tay được tiêm vắc xin bị đau nhức thì có thể sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt.

Theo đó, acetaminophen (paracetamol) và ibuprofen là 2 hoạt chất được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp này. Liều dùng của acetaminophen đường uống 500 - 1000 mg/lần, cách nhau ít nhất 4 – 6 giờ, tối đa 4g/ngày. Liều dùng ibuprofen để giảm sốt là 200 – 400 mg/lần, cách nhau 4-6h, tối đa 1,2 g/ngày (không sử dụng ibuprofen cho phụ nữ mang thai).

Bên cạnh việc dùng thuốc hạ sốt, nên uống nhiều nước, các sản phẩm bù điện giải như oresol, cởi bớt quần áo, chườm mát. Nếu cơ thể có phản ứng bất thường, cần thông báo cho bác sĩ và đến cơ sở y tế để kịp thời xử lý.

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT về việc ban hành "Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19". Theo các chuyên gia, việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho người dân là việc làm cần thiết trong tình hình dịch Covid-19 hiện nay.

Tuy nhiên, khi tiêm vắc-xin, tùy theo cơ địa của từng người mà có các phản ứng ở mức độ khác nhau như sốt nhẹ, đau mỏi khắp người, đau sưng tại chỗ tiêm… Nhiều trường hợp phải dùng thuốc hạ sốt. Đây là cách cơ thể phản ứng với vắc xin và thường tự khỏi sau 1-2 ngày sau khi tiêm.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, những người được tiêm vắc xin cần chú ý 5 điểm sau:

Thứ nhất, luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm phòng Covid-19.

Thứ hai, không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng. Bởi theo các chuyên gia, rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vắc xin.

Ngoài ra, không uống nhiều thực phẩm chứa caffein (trà, cà phê, nước tăng lực...) trước khi tiêm bởi caffein làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.

Thứ ba, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, bởi sau tiêm, cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A. Cùng đó, nên ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm, đủ các nhóm chất thịt, cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.

Thứ tư, nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm cần theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay; không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

Thứ năm, thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có sốt dưới 38,5 độ C: cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước và đo lại nhiệt độ sau 30 phút. Nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên cần sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Các bác sĩ cũng lưu ý, ngoài tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 vẫn cần phải tiếp tục uống thuốc điều trị bệnh lý đầy đủ. Không được ngừng thuốc trước và sau tiêm, vì việc tiêm chủng vắc xin không ảnh hưởng đến việc điều trị hay chưa điều trị, trong đó có những người bị viêm gan B, C đang dùng thuốc kháng virus.

Với những người đang dùng hằng ngày các thực phẩm chức năng hay thuốc hỗ trợ điều trị như: các loại vitamin tổng hợp hay thuốc bổ gan cũng cần tiếp tục sử dụng để phòng và hỗ trợ điều trị suy giảm chức năng gan, tăng cường thể lực, đề kháng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Định hình mới trong năm 2025

GD&TĐ - Những bất ổn và quan hệ địa chính trị khó đoán định của năm 2024, chắc chắn sẽ tiếp tục ảnh hưởng sang năm 2025.

Nhiều du học sinh bất an khi ngày nhậm chức của Tổng thống Trump đến gần.

Du học sinh vội vã quay lại Mỹ

GD&TĐ - Nỗi lo lắng bao trùm cộng đồng sinh viên quốc tế tại các trường đại học Mỹ khi lễ nhậm chức của tân Tổng thống Donald Trump gần kề.

Sinh viên Thanh Vân và sản phẩm da từ vỏ xoài.

Sinh viên chế tạo da từ vỏ xoài

GD&TĐ - Nhóm sinh viên tận dụng vỏ xoài - nguồn rác thải hữu cơ, chế tạo sản phẩm da thuộc để làm phụ kiện thời trang (ví da, móc khóa, bao da đựng kính…).