Lâm Đồng: Hội nghị chuyên đề về dạy học Tiếng Việt lớp 1
Đức Trí
GD&TĐ - Ngày 21/10 Sở GD&ĐT Lâm Đồng tổ chức hội nghị chuyên đề “Dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học”.
Quang cảnh Hội nghị.
Tham dự có 200 đại biểu đến từ Phòng GDTH Sở GD&ĐT Lâm Đồng; lãnh đạo Phòng GD&ĐT thành phố Đà Lạt, Bảo lộc và huyện Đạ Tẻh; Chuyên viên phòng giáo dục tiểu học; Phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn khối 1 các trường tiểu học thuộc Phòng GD&ĐT Đà Lạt, Bảo Lộc và Đạ Tẻh.
Hội nghị hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL-GV về thực hiện CTGDPT 2018, trong đó có dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 và đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
Trao đổi ý kiến tại Hội nghị
Tại các hoạt động chuyên môn, các đại biểu đã dự giờ 2 tiết môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách “Chân trời sáng tạo”, tham gia sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; đổi mới đánh giá học sinh theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT; tham quan mô hình dạy học, trao đổi thêm về chuyên môn, kinh nghiệm tổ chức bán trú.
Các hoạt động chuyên đề tại Hội nghị đã tháo gỡ khó khăn trong quá trình dạy học, được đội ngũ CBQL và GV đánh giá cao hiệu quả, ý nghĩa của hội thảo chuyên đề.
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Duy Hải Trưởng phòng GDTH Sở GD&ĐT đã trao đổi, giải đáp các thắc mắc, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn và định hướng một số nội dung tiếp tục thực hiện cho đội ngũ CBQL, GV.
GD&TĐ - Việc thực thi chi đầu tư cho giáo dục mỗi nơi một kiểu dẫn đến có địa phương chú trọng nhưng nơi khác còn gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia cho rằng, cần cơ chế giám sát đối với các nguồn chi cho GD-ĐT.
GD&TĐ - Ngày 27/6, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cùng Đoàn kiểm tra số 5 của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đã kiểm tra công tác chuẩn bị cho kỳ thi tại Lai Châu.
GD&TĐ - Việc giảm tỷ lệ chi đầu tư cho giáo dục sẽ ảnh hưởng đến chất lượng. Do đó, tăng chi giáo dục, đào tạo lúc nào cũng cần thiết. TS Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ quan điểm về vấn đề này.
Đầu tư cho giáo dục của Việt Nam còn thấp trong so sánh quốc tế, cả về giáo dục phổ thông và đại học. Trong bối cảnh này, giáo dục Việt Nam, đặc biệt là giáo dục phổ thông vẫn có những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, để đi xa và bền vững, chúng ta cần đầu tư xứng tầm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với giáo dục.
GD&TĐ -Các nhà khoa học đã phát triển một chương trình giáo dục cho học sinh tiểu học về mối liên hệ giữa véc tơ với mầm bệnh sốt xuất huyết. Nghiên cứu được phát triển với tám nhóm học sinh lớp 5 và lớp 6 tại Trường Tiểu học “Escola Estadual de 1o e 2o Graus GS Euclides de Carvalho Campos” ở thành phố Botucatu, Sao Paulo (Brazil).
GD&TĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, Ninh Bình có gần 11 nghìn thí sinh đăng kí dự thi, trong đó gần 9 nghìn thí sinh lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng.
GD&TĐ - Huyện Việt Yên (Bắc Giang) có 1 thủ khoa, 2 á khoa và 13 học sinh được tuyển thẳng vào Trường THPT Chuyên Bắc Giang, trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022-2023.
GD&TĐ -Trong ba ngày từ 22 – 24/6, tỉnh Quảng Ngãi đã hoàn thành kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2022. Sở GD&ĐT Quảng Ngãi đang khẩn trương triển khai công tác chấm thi.
GD&TĐ - Nghị quyết Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV (Nghị quyết số: 63/2022/QH15) đã có những chỉ đạo liên quan đến công tác giáo dục - đào tạo, trong đó có việc thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp THPT; biên soạn và xuất bản sách giáo khoa.
GD&TĐ - Việc triển khai công tác giáo dục về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các trường học trên địa bàn TPHCM đẩy mạnh. Những câu chuyện hết sức dung dị, đầy xúc động về tấm gương đạo đức, thân thế, sự nghiệp cách mạng của Bác luôn là những bài học vô cùng quý giá, để học sinh noi theo.
GD&TĐ - UBND TP Sầm Sơn đã tổ chức lễ tuyên dương, trao thưởng 133 học sinh đạt thành tích cao trong học tập và 38 giáo viên có học sinh giỏi đoạt giải các kỳ thi cấp tỉnh và cấp Quốc gia.
GD&TĐ - Tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội luôn là vấn đề nóng từ nhiều năm nay trong bối cảnh quy mô dân số không ngừng gia tăng. Do đó, ngành Giáo dục Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng quy mô tuyển sinh, tăng chất lượng công tác tuyển sinh, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, giảm số học sinh trái tuyến.
GD&TĐ - Với giáo dục vùng cao, mong mỏi lớn nhất của các thầy, cô giáo đó là kéo hẹp khoảng cách với giáo dục miền xuôi. Sự quan tâm của các cấp, ngành để các em bớt thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần.
Để việc học không bị gián đoạn trong dịp nghỉ do Covid-19, một số học sinh miền núi tại Quảng Trị dựng lều trên đồi cao để tìm sóng điện thoại, tiện theo dõi bài giảng của thầy, cô trên mạng Internet.
Đề văn của trường THPT Đầm Dơi (Cà Mau) đã có hai câu hỏi vô cùng thú vị về câu chuyện xúc động và gây được nhiều sự chú ý trên mạng xã hội những ngày qua.
GD&TĐ - Năm học 2022-2023, học sinh lớp 10 sẽ học Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Với điểm mới là có môn học bắt buộc, lựa chọn, tự chọn, việc hỗ trợ giúp học sinh chọn đúng tổ hợp môn học là vô cùng quan trọng.
Lãnh đạo quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã lên tiếng trước thông tin, nhiều phụ huynh Trường Tiểu học Hoàng Liệt bức xúc vì con mình bị chuyển sang học nơi khác để trường đủ điều kiện lên chuẩn.
GD&TĐ - Dù là hòn đảo gần đất liền nhất của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) nhưng đời sống dân cư của Bản Sen còn nhiều khó khăn. Thấu hiểu những thiếu thốn, thiệt thòi của học trò đảo nghèo, thầy cô giáo của Trường Tiểu học và THCS Bản Sen ngày ngày bên trang giáo án, ân cần chỉ dạy, thậm chí lo cho trò từng bữa ăn, giấc ngủ.