Làm chủ nhiệm lớp không khó

GD&TĐ - Đó là chia sẻ của Phạm Quỳnh Ngọc - Giáo viên Trường THCS Nam Thanh (TP Điện Biên Phủ, Điện Biên).

Giáo viên chủ nhiệm cần quan sát vào mọi hoạt động thực tế của học sinh
Giáo viên chủ nhiệm cần quan sát vào mọi hoạt động thực tế của học sinh

Phải hiểu học sinh

Giáo viên chủ nhiệm phải giác ngộ học sinh từ bỏ những thói hư tật xấu giúp các em nâng cao nhận thức, tham gia có hiệu quả vào các phong trào học tập và các hoạt động của nhà trường

Theo cô Ngọc, giáo viên chủ nghiệm cần nắm vững tình hình học sinh của lớp về mọi mặt, báo cáo cho Hiệu trưởng và ban giám hiệu biết theo định kì hoặc đột xuất nếu có vấn đề cần giải quyết.

Thường xuyên liên hệ với gia đình, các tổ chức trong nhà trường để cùng phối hợp giáo dục, động viên giúp đỡ từng học sinh nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện phát triển trí tuệ, năng lực.

Có kế hoạch tổ chức hoạt động tập thể thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường cùng với các tập thể lớp học khác làm cho lớp chủ nhiệm trở thành thành viên tích cực của cộng đồng nhà trường.

Đồng thời, cần nắm vững mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu lớp học, kế hoạch, nhiệm vụ, giáo dục, dạy học của năm học, tình hình của lớp chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm chủ động định hướng cho học sinh lớp chủ nhiệm thực hiện chủ động, sáng tạo nhiệm vụ của lớp vào phong trào chung của nhà trường.

Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cần hiểu chức năng nhiệm vụ của các tổ chức trong nhà trường, hiểu cán bộ phụ trách các mặt hoạt động và đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn học ở lớp chủ nhiệm để thường xuyên liên hệ nắm tình hình học tập, rèn luyện của học sinh, tổ chức việc học tập của tập thể lớp để có phương án ứng xử phù hợp.

Mặt khác, nghiên cứu đặc điểm gia đình học sinh và đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trong lớp học. Tâm lý của cha mẹ học sinh, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, phương pháp giáo dục của cha mẹ đối với con của họ trong gia đình.

"Tất cả việc nghiên cứu gia cảnh của học sinh nhằm hai mục đích, trước hết để kết hợp trong giáo dục học sinh của lớp, mặt khác hiểu thêm nguyên nhân, những yếu tố tích cực hoặc tiêu cực, những thuận lợi hoặc khó khăn tác động đến học sinh để có giải pháp giáo dục. Song, quan trọng hơn cả là hiểu được đặc điểm của mỗi học sinh về các mặt tâm sinh lí, tính cách năng lực"- cô Ngọc trao đổi.

Cũng theo cô Ngọc, muốn hiểu biết tâm lí học sinh lớp chủ nhiệm, giáo viên cần quan sát vào hoạt động thực tế của học sinh ở lớp học, cộng đồng, gia đình. Cần trao đổi với gia đình, bạn bè và những người có quan hệ với các em, hiểu biết các em ở cộng đồng, đoàn thể trong và ngoài nhà trường.

Ngoài ra, để nghiên cứu hiểu học sinh, giáo viên chủ nhiệm nhất thiết phải có nhật ký giáo viên chủ nhiệm. Nhật ký giáo viên chủ nhiệm khác với sổ công tác chủ nhiệm. 

"Nhật ký chủ nhiệm để ghi về từng học sinh, ưu nhược điểm, tính cách, sự tiến bộ, suy nghĩ, tình cảm của giáo viên chủ nhiệm đối với các em, những kỉ niệm, những hiện tượng của học sinh. 

Nhật ký chủ nhiệm giúp giáo viên có tư liệu về từng em một cách hệ thống. Còn sổ công tác chủ nhiệm chỉ có tính chất kế hoạch công việc của giáo viên chủ nhiệm. 

Người giáo viên chủ nhiệm phải có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục thì việc ghi nhật ký chủ nhiệm và sổ chủ nhiệm được coi là một nội dung, một nhu cầu của người giáo viên chủ nhiệm" - cô Ngọc chia sẻ.

Kết hợp phương pháp tác động cá biệt và giáo dục tập thể

Giáo viên là những người được đào tạo để giáo dục con người, giáo dục để học sinh trgở thành những người có đầy đủ Trí – Đức – Thể - Mĩ.  Vì vậy, bản thân mỗi nhà giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Theo kinh nghiệm của cô Ngọc: Người giáo viên chủ nhiệm nắm vững vận dụng mọi phương pháp giáo dục cá biệt, phương pháp giáo dục tập thể và biết kết hợp chúng trong hoàn cảnh cụ thể.

Ngoài ra, cần hiểu phương pháp giáo dục cá biệt là sự tác động tới từng cá nhân một cách chuyên biệt để đảm bảo tính phù hợp với đối tượng.

Chẳng hạn như: Cùng một biểu hiện như nhau, nhưng có em phải phê bình nghiêm khắc, có em thì nhắc nhẹ, có em chỉ nhắc chung hoặc có em phải trực tiếp bằng chính những lời tâm sự như mẹ con, có em phải thông qua bạn bè, gia đình, tập thể.

Bằng uy tín và vị thế của giáo viên chủ nhiệm, phương pháp tác động trực hiếp đem lại hiệu quả giáo dục tức thời.

Cô Ngọc dẫn giải: Giả sử học sinh nói chuyện trong giờ học, không làm bài đầy đủ, giáo viên có thể nhắc nhở trực tiếp, hoặc phê bình nếu tái phạm nhiều lần, phạt trực nhật mặt khác tìm hiểu hoàn cảnh lí do. 

Hoặc những biểu hiện tốt như làm bài hay, sáng tạo thì giáo viên chủ nhiệm có thể nhắc nhở, tuyên dương, động viên, khen thưởng bằng lời, cho điểm tốt.

Cũng theo cô Ngọc, nếu giáo viên chủ nhiệm không đo được mức độ của hành vi, sử dụng không tương ứng, dẫn tới phản tác dụng giáo dục, không đáng khen mà khen quá lời cũng không tốt, chỉ đáng nhắc nhở vì lẽ gì đó giáo viên chủ nhiệm cảnh cáo phê bình sẽ dễ làm cho học sinh hậm hực, mất lòng tin, bi quan.

Để làm tốt công tác chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm phải đặt kế hoạch tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt:

- Nâng cao không ngừng trình độ học vấn, văn hóa chung.

- Trình độ chuyên môn, phương pháp, rèn luyện đạo đức tác phong.

- Trao đổi kinh nghiệm, lí luận sư phạm.

- Mẫu mực trong giao tiếp đồng nghiệp, thầy trò.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Di Maria có cơ hội tái hợp Messi ở Inter Miami.

Di Maria tái hợp Messi ở Inter Miami?

GD&TĐ - Nguồn tin từ nhà báo Leonardo Paradizo tiết lộ, người đồng đội tại tuyển Argentina của Messi là Di Maria có thể gia nhập Inter Miami vào mùa hè tới.
Minh họa/INT

Nhiệm kỳ 2.0 ?

GD&TĐ - Theo kết quả cuộc thăm dò do Reuters/Ipsos vừa tiến hành, Tổng thống Joe Biden chỉ còn dẫn trước 1% so với đối thủ là cựu Tổng thống Donald Trump.