Trong “Thanh ba tạp chí” có ghi chép rằng: Vào thời triều Tống, Phụ nữ Oa quốc (Nhật Bản) khi đến Trung Quốc họ sẵn sàng tìm cách chủ động hiến thân để "xin giống" mỹ nam triều Tống.
Cũng theo ghi chép trong “Tùng mạc kỉ văn” của người Tống thì vào thời Tống, phụ nữ Hồi Cốt chưa kết hôn thường có truyền thống “sống chung” với những nam tử hán nhà Tống. Điều này sẽ khiến họ cảm thấy vô cùng tự hào khi trở về quê hương mình.
Trước khi xuất giá, cha mẹ họ sẽ tự hào tuyên bố với mọi người rằng: “Con gái tôi đã từng “sống chung” với với người Hán” và việc sống chung với người Hán ngày càng trở nên vinh hạnh và rạng danh dòng họ. Cũng chính vì truyền thống này mà hậu duệ của người Hồi Cốt chính là sự pha trộn huyết thống rất lớn, đa phần họ đều là hậu duệ của người Hán thời Tống.
Nguyên nhân gì khiến người Hồi Cốt, người Oa quốc lại coi trọng việc muốn "chung sống" với người Hán dưới triều Tống? Tại sao họ lại muốn dâng mỹ nhân của dân tộc mình cho mỹ nam người Hán thời Tống để cầu vinh?
Cùng tìm hiểu về giai đoạn lịch sử dưới triều Tống. Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, triều Tống chính là đỉnh cao của sự phát triển. Nhà sử học nổi tiếng Tất Hiệp đã chỉ ra rằng: Trong vòng 300 năm dưới sự thống trị của triều Tống, sự phát triển về kinh tế, văn hóa đã đứng hàng đầu thế giới và được coi là quốc gia văn minh nhất thế giới thời bấy giờ.
Giáo sư sử học Dương Vị cũng chỉ ra rằng: “ Trong 320 năm, nền văn minh vật chất cũng như văn minh tinh thần của triều Tống đã đạt đến trình độ rất cao. Đây chính là thời kỳ chiếm lĩnh vị trí cao nhất về sự phát triển trong lịch sử cổ đại thế giới.
Kinh đô Khai Phong của Tống triều thời bấy giờ phồn thịnh, xa hoa hơn kinh đô Trường An của triều Đường rất nhiều. Hơn nữa, việc mở cửa thông thương với nước ngoài cũng được coi trọng nên các hoạt động thương mại vô cùng phát triển và diễn ra vô cùng sôi động. Thời bấy giờ có rất nhiều người nước người từ Tây Vực, Triều Tiên, Nhật Bản, Châu Phi và Châu Âu tìm đến Trung Quốc.
Không chỉ mở cửa đón thương nhân nước ngoài đến làm ăn buôn bán mà thương nhân triều Tống cũng xuất ngoại buôn bán và có mặt ở rất nhiều nước trên thế giới. Người triều Tống mỗi khi đặt chân đến một vùng đất nào trên thế giới cũng đều được đón tiếp nồng nhiệt.
Chính vì trình độ văn mình của xã hội triều Tống cao hơn hẳn so với tất cả các nước trên thế giới. Vì thế trong mắt những nước nhỏ hoặc kém phát triển hơn, Tống triều giống như thiên quốc, vô cùng vĩ đại.
Trong mắt người nước ngoài, người Hán dưới triều Tống đều là những người ưu tú, cao quý. Đây chính là mục đích lớn nhất khiến rất nhiều phụ nữ ngoại quốc muốn “mượn giống” của các mỹ nam nhà Tống với mục đích cải thiện đời sau của mình, nhằm thay đổi giống nòi.