Nếu trước đây người thầy sử dụng một bức ảnh chủ yếu để miêu tả nhân vật hoặc sự kiện, hoặc phối hợp một số ảnh tạo thành một tình huống, một câu chuyện để luyện nói hoặc viết, ví dụ như Beginning composition through pictures (Heaton, 1975) thì nay một hình ảnh được khai thác từ một góc độ khác, gần gũi với cách khai thác tranh ảnh trong đời sống thực.
Trong thế kỷ mới, người ta đã sử dụng photos với khẩu hiệu "một bức tranh đáng một nghìn lời" (a picture is worth a thousand words). Tiến sĩ Lottie Baker, một chuyên gia huấn luyện giáo viên ở Đông Nam Á đã đưa ra bốn chiến lược sử dụng tranh trong dạy tiếng:
1. Photo analysis (7 bước thực hiện), 2.Mystery Photo (4 bước), 3.Collaborative Stories (5 bước), và 4. Selfies (selfie là một bức ảnh tự mình chụp mình).
Bốn chiến lược này phát huy công nghệ visual, mà trên thực tế đã vào khu vực dạy học từ năm 1969 với cách định nghĩa visual literacy của Debes. Ông cho rằng năng lực nhìn (visual competencies) tạo cho cá thể con người một khả năng giao tiếp với người khác, rồi từ đó tạo dựng nên mối liên kết giữa năng lực nhìn và năng lực ngôn ngữ đã có. (Debes 1969)
Sau đây là tóm tắt những bước đi của các chiến lược sử dụng hình ảnh (Instructional strategies using visual images)
Chiến lược 1: Phân tích tranh (Strategy-1: Phôt Analysis)
Chuẩn bị (Preparation): Mỗi nhóm chọn một bức ảnh về một sự kiện quen thuộc hoặc thích hợp với học sinh. Tất cả các nhóm đều có thể sử dụng cùng một bức ảnh. Mỗi học sinh tự vẽ một chart bao gồm ba cột: People, Things và Actions.
Step-1. Phán đoán ban đầu (Discuss the overall impression) Học sinh trao đổi về phán đoán đầu tiên của mình về bức ảnh. (Students discuss their initial impression of the photograph).
Step-2: Quan sát chi tiết (Observe closely): Chia bức ảnh thành bốn mảng. Phát cho mỗi học sinh trong nhóm (4 người) một mảng để quan sát chi tiết phần hình ảnh của mình. (Observe closely: Divide the photograph into four quadrants. Each student is given a quadrant to observe).
Step 3. Liệt kê (List): Lấy thông tin từ mảng tranh của mình điền vào bảng theo ba cột: có những nhân vật nào (people), có những sự kiện gì, đồ vật gì (things) trong tranh, có những hành động gì trong mảng tranh của mình (actions) (List. Fill in the chart).
Step 4. Chia sẻ (Share): Bốn học sinh trong nhóm chỉa sẻ thông tin với nhau, mỗi người nói lên thông tin có trong mảng tranh của mình. (Share. Share the items on the list. The lists are different because each student has a different quadrant).
Step-5: So sánh bộ phận với tổng thể (Compare parts to the whole): Mỗi học sinh đưa mảng tranh của mình ra, ghép lại thành bức tranh đầy đủ. Mỗi học sinh so sánh phán đoán của mình lúc ban đầu về bức tranh (Step 1) với nội dung bức tranh tổng thể để nhận biết phán đoán nào là chính xác, phán đoán nào là không đúng. (Compare parts to the whole. Discuss how their lists support (or do not support) the first impression.
Step 6: Suy đoán (Make inferences): Từ nội dung bức tranh học sinh phân tích về bức tranh: đánh giá bức tranh (justification), ấn tượng của mình về bức tranh, suy đoán về sự kiện trong tranh. Điều này sử dụng rất nhiều đến kiến thức xã hội và thế giới của học sinh. (Make inferences from the compiled lists and initial impression).
Step 7: Đặt câu hỏi (Pose questions): Đặt những câu hỏi suy đoán về bức tranh. Để trả lời những câu hỏi này học sinh không thể chỉ nhìn những gì hiển hiện trên bức tranh mà còn phải huy động vốn hiểu biết của mình. Những câu hỏi thường dùng là Why ...? What if...?
Chiến lược 2: Bức ảnh bí ẩn (Strategy-2: Mystery Photo)
Trong hoạt động này, giáo viên làm mờ bức ảnh đi (nếu dùng máy tính hoặc máy chiếu) hoặc che bức ảnh bằng những mảnh giấy, rồi mở dần từng phần của bức ảnh để học sinh phỏng đoán nội dung bức ảnh. Bước này giúp học sinh phát triển ngôn ngữ miêu tả (descriptive language) và khả năng suy đoán (inductive reasoning).
Chuẩn bị. Chọn một bức ảnh có quang cảnh rộng, có nhiều cảnh vật, nhiều màu, nhiều người hoặc con vật. Như vậy khi chúng ta che ảnh đi rồi mở từng phần của ảnh, phần nọ không trùng với phần kia, học sinh dễ phán đoán tuy có thể đúng hoặc sai.
Chia bức ảnh thành sáu hoặc tám phần nhỏ. Nếu sử dụng máy tính hoặc máy chiếu, hãy dùng power point để chia nhỏ bức ảnh; nếu dùng bảng thì gắn bức tranh lên bảng và cắt sáu hoặc tám mảnh giấy nhỏ, mỗi mảnh che một phần của bức tranh. Có thể đánh số các mảnh giấy.
Step 1: Làm mờ bức ảnh (Obscure the photograph). Cho học sinh xem bức ảnh đã bị che lấp bởi các mảnh giấy nhỏ.
Step 2: Mở bức tranh (Uncover the photograph). Học sinh dần dần mở từng phần bức tranh bằng cách nhấc dần từng mảnh giấy ra khỏi tranh. Nếu đây là hoạt động cả lớp thì phải đề ra một quy tắc chọn người mở tranh, ví dụ bắt thăm.
Step 3: Đoán nội dung tranh (Make guesses).
· Mỗi khi mở một mảng tranh, học sinh phải miêu tả nội dung mảng tranh ấy.
· Học sinh phán đoán nội dung toàn bức tranh dựa trên nội dung của mảng tranh đó. Như vậy học sinh kết hợp được ngôn ngữ miêu tả và phán đoán.
· Khi mở mảng tranh thứ nhất, học sinh chỉ miêu tả mảng tranh ấy. Nhưng khi mở các mảng tranh tiếp theo học sinh phải làm hai việc: miêu tả mảng tranh mới mở, sau đó liên kết nó với các mảng tranh đã mở trước đó. Như vậy học sinh đã kết hợp được ngôn ngữ miêu tả và liên kết.
· Khi điều khiển một lớp đông làm bài tập này, nên chia nhỏ các hoạt động tạo điều kiện cho nhiều học sinh cùng tham gia bài tập, ví dụ gọi HS-1 mở tranh và miêu tả, gọi tiếp HS-2 phán đoán hoặc liên kết.
Step 4: Miêu tả quy trình đoán tranh từ bộ phận đến toàn thể (Debrief)
Khi đã mở hết các mảng tranh, cho học sinh gợi nhớ lại từng bước mở tranh từ đầu, nghĩa là cho học sinh nhớ lại khi mở mảng thứ nhất thì phán đoán nội dung tranh như thế nào, khi mở mảng tranh thứ hai thì có những phán đoán gì, ... cứ như vậy cho đến khi mở mảng tranh cuối cùng, và bức tranh đã lộ rõ nội dung. Các làm này huấn luyện học sinh cách tư duy để liên kết các bộ phận thành một tổng thể, và cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt quy trình này. Thuật ngữ dùng cho quy trình này là metacognition, nghĩa là quy trình chuyển đổi nhận thức.
Để giúp học sinh trao đổi ý kiến trong quy trình này, người thày có thể cung cấp cho họ một số câu hỏi như Were you surprised about the photograph? At what point could you identify the photograph"s content?Which part of the photograph gave it away?
Một điều thú vị là khi sử dụng debiefing, học sinh thường thấy một mảng tranh có thể tạo ra một ấn tượng hoàn toàn khác, vi dụ Lottie Baker nói, "Khi tôi dùng bức tranh một bể cá nước mặn trong đó có một đám san hô đầy màu sắc, học sinh nói rằng lúc đầu họ nghĩ đó là bức ảnh về quầy hàng bán túi xách trong siêu thị. Mãi đến khi tôi mở mảng tranh có bong bóng nước học sinh mới biết đó là một bức tranh chụp dưới nước". (Lottie Baker 2015, 7)
Chiến lược 3: Kể chuyện tập thể (Strategy-3: Collaboratory Stories)
Đây là chiến lược cho từng nhóm học sinh kể chuyện để củng cố những mẫu câu trong văn suôi, sử dụng tranh ảnh như những yếu tố gợi mở (prompts) cho nhóm học sinh xây dựng câu chuyện: mở đầu (beginning), cốt chuyện (middle) và kết thúc câu chuyện (end).
Chuẩn bị. Dựa vào những chủ điểm (topics) đã học trong chương trình, chọn ba bức ảnh cùng một chủ đề (theme), một khung cảnh (setting) và phải có người và con vật. Không nên dùng những bức ảnh thuộc các chủ đề không liên quan đến nhau vì như vậy học sinh phải tìm cách sáng tạo ra một câu chuyện có khả năng liên kết chúng với nhau, một bài tập quá khó đối với trình độ ngôn ngữ của học sinh.
Nếu cho cả lớp hoạt động cùng một lúc tuy vẫn theo nhóm, giáo viên chỉ cần dùng một bộ ảnh treo trên bảng.
Step 1: Lập nhóm (Group students). Chia học sinh thành từng nhóm ba người. Thông báo cho học sinh biết nhiệm vụ của họ là tạo ra một câu chuyện dựa trên ba bức ảnh cho sẵn. Sản phẩm cuối cùng là một câu chuyện kể bằng văn suôi dạng viết.
Step 2: Đưa ra bức ảnh thứ nhất (Display the first photograph).
- Học sinh dựa trên nội dung bức ảnh: người, con vật, sự kiện, ... để viết phần mở đầu câu chuyện.
- Hướng dẫn học sinh về nội dung phần mở đầu: miêu tả nhân vật, tình huống và vấn đề đang xảy ra. Khích lệ học sinh nói được càng nhiều chi tiết của bức tranh càng tốt.
- Học sinh lần lượt mỗi người nói một, hai câu. Người sau phải chú ý nghe những người trước nói, vì người sau phải tiếp nối câu chuyện của người trước.
Step 3: Đưa ra bức ảnh thứ hai (Display the second photograph).
Học sinh lại tiếp tục cùng nhau xây dựng câu chuyện theo phương thức mỗi người góp một câu. Nhưng điều thách thức là họ phải liên kết bức ảnh thứ hai với bức ảnh thứ nhất.
Step 4: Đưa ra bức ảnh thứ ba (Display the third photograph).
Học sinh trong nhóm cùng nhau xây dựng đoạn kết của câu chuyện. Chú ý muốn kết được chuyện thì phải giải quyết được những vấn đề xảy ra trong câu chuyện từ bức ảnh một và hai ở trên.
Step 5: Nếu luyện cả lớp, học sinh tổng kết lại, cắt gọt để tạo ra một câu chuyện hoàn chỉnh. Nếu luyện theo nhóm thì từng nhóm làm việc này sau đó đưa ra toàn lớp để so sánh câu chuyện của mình với các nhóm khác.
Chiến lược 4: Ảnh tự chụp (Strategy-4: Selfies)
Từ selfie là từ của năm 2013 (word of the year 2013) (Theo Oxford Dictionaries Word of the Year). Selfie là bức tranh chụp bản thân mình do chính mình tự chụp.
Sử dụng selfie làm bài luyện tạo cho người học khái niệm tự sở hữu (ownership) trong học tập vì họ không phải chỉ giải thích một bức ảnh của người khác chụp mà tự sáng tạo theo ý đồ của mình rồi trình bày lại ý đồ của mình cho người khác nghe. Nó khích lệ học tập và lồng ghép các khái niệm mới (new concepts) vào trong giờ học.
Selfie có thể luyện ngôn ngữ cho người học bằng ba kỹ thuật khác nhau:
Technique 1: Tạo khoảng trống thông tin bằng selfie (Kỹ thuật-1: Information Gap)
Info gap có ba cách tiến hành. Một là hai học sinh có cùng một bức ảnh nhưng có một số chi tiết khác nhau. Họ trao đổi với nhau để hoàn thành bức ảnh đầy đủ. Hai là một học sinh có bức ảnh, chỉ thông báo cho người kia chủ đề của bức ảnh. Người kia đặt câu hỏi để tạo dựng lại bức ảnh. Ba là sử dụng selfie để cá thể hóa hoạt động.
Khi dùng selfie chỉ có người chụp ảnh mới biết được ý đồ và nội dung của bức ảnh. Như vậy khi giao tiếp người thứ hai không phải chỉ hỏi những câu hỏi có tính chất miêu tả bức ảnh mà phải sử dụng ngôn ngữ vượt lên trên ngôn ngữ miêu tả nhằm tìm ra được ý đồ của tác giả bức ảnh.
Technique 2: Tạo bong bóng lời nói (Kỹ thuật-2: Speech Bubbles)
Speech bubbles có thể sử dụng một tranh hài (cartoon) có bong bóng lời nói.
Giáo viên xóa nội dung bong bóng và đặt câu hỏi để học sinh tìm ra tình huống giao tiếp sau đó điền lời nói thích hợp vào trong các bong bóng.
Có thể sử dụng selfies với một mục tiêu cao hơn. Đó là cho học sinh tự điền vào bong bóng những câu nói theo suy nghĩ của mình. Như vậy học sinh đã sử dụng ngôn ngữ để nói lên chính tâm trạng của mình. Hơn nữa với không gian hạn chế của speech bubble, học sinh phải tìm câu nói ngắn gọn nhất, chính xác nhất.
Để phát triển kỹ thuật này, hai học sinh đưa ra hai selfies của mình, sau đó người nọ đoán ý nghĩ của người kia khi chụp selfie bằng cách phán đoán nội dung speech bubbles. Tiến một bức cao hơn nữa là sau khi đã đoán đúng speech bubbles, học sinh phải tạo bức ảnh thành một câu chuyện bằng cách phán đoán chuyện gì xảy ra trước bức ảnh và sau bức ảnh.
Technique 3: Dựng truyện bằng selfies (Kỹ thuật-3: Selfie Story)
Học sinh thường hay kể cho nhau nghe những câu chuyện họ làm ngoài nhà trường, ví dụ chủ nhật vừa qua làm gì, hoặc mang một vật mới mua được hoặc được tặng đến khoe với bạn, v.v.
Giáo viên có thể giao bài tập cho học sinh bằng cách yêu cầu học chụp một vài bức ảnh về một sự kiện gì đó vào chủ nhật tuần qua, ví dụ đi nghỉ ở khu sinh thái cùng bố mẹ, hoặc bình thường là cuộc đi siêu thị hôm qua với mẹ,... Học sinh mang ảnh đến lớp, vừa kể chuyện vừa minh họa bằng ảnh chụp của mình. Các học sinh khác đặt câu hỏi để tìm hiểu sâu hơn.