Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Cần thiết và giảm áp lực thi cử

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Cần thiết và giảm áp lực thi cử

Không gây xáo trộn hoạt động giáo dục

Đại biểu Đinh Thị Bình – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ cho rằng: Theo lộ trình, Kỳ thi THPT quốc gia được giữ ổn định đến năm 2020, trước khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài, Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ phương án thi tốt nghiệp THPT để phù hợp với điều kiện thực tiễn và Luật Giáo dục năm 2019.

Theo đại biểu Đinh Thị Bình, khi dịch Covid-19 ở mức báo động, việc dạy - học của các trường tạm thời gián đoạn, Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh khung thời gian năm học, nội dung dạy học để bảo đảm hoàn thành kế hoạch năm học. Bởi vậy, nếu tiếp tục duy trì Kỳ thi THPT quốc gia như những năm trước, sẽ gây áp lực lớn cho nhà trường, giáo viên, học sinh khi phải thực hiện một kỳ thi với dung lượng kiến thức lớn.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Cần thiết và giảm áp lực thi cử ảnh 1
Đại biểu Quốc hội Đinh Thị Bình. Ảnh: TG

“Tuy việc điều chỉnh hàm lượng kiến thức trong đề thi có thể thực hiện được, song do tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, chúng ta cần có sự chủ động nếu không muốn rơi vào tình trạng “ăn đong”, bị động. Hơn nữa, các chủ trương, quyết sách về giáo dục luôn cần sự chủ động. Do đó, nếu không có quyết định về phương án thi ở thời điểm này sẽ gây khó khăn lớn trong quá trình tổ chức thực hiện. Vì thế, tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong giai đoạn này là hết sức cần thiết” - đại biểu Đinh Thị Bình nhấn mạnh.

Cũng theo đại biểu Đinh Thị Bình, khi chuyển từ Kỳ thi THPT quốc gia sang Kỳ thi tốt nghiệp THPT, ít nhiều có tác động đến quá trình dạy học và ôn tập cho học sinh. Tuy nhiên, những tác động đó không đến mức gây xáo trộn các hoạt động giáo dục của nhà trường. Có chăng chỉ là điều chỉnh phương pháp và định hướng trong dạy - học. “Tôi tin, với quyết định tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT, các trường có giải pháp tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ dạy - học, còn học sinh sẽ có một kỳ thi an toàn, chất lượng, bảo đảm mục tiêu học tập” - đại biểu Đinh Thị Bình nhấn mạnh.

Nhìn rõ sự chủ động của nhà trường

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Cần thiết và giảm áp lực thi cử ảnh 2
Đại biểu Quốc hội Châu Quỳnh Dao. Ảnh: ITN

Đại biểu Châu Quỳnh Dao - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang chia sẻ: “Nhiều người băn khoăn sẽ có xáo trộn khi chuyển thành Kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhưng quan điểm của tôi là: Dĩ bất biến, ứng vạn biến. Nếu nhà trường đã chủ động và xây dựng kế hoạch dạy - học thật tốt, chu đáo ngay từ đầu năm học, thì dù là kỳ thi gì đi chăng nữa cũng không lo lắng. Còn nếu những trường làm việc không có kế hoạch, theo kiểu: Nước đến chân mới nhảy chắc chắn sẽ lúng túng và bị động”.

Theo đại biểu Châu Quỳnh Dao, thực tế nhiều phụ huynh xác định: Đại học không phải con đường duy nhất để các em bước vào đời. Luật Giáo dục năm 2019 cũng quy định: Học sinh học hết chương trình THPT đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Giấy chứng nhận này được sử dụng để đăng ký dự thi lấy bằng tốt nghiệp THPT khi người học có nhu cầu hoặc để theo học giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật. Đây cũng là những lý do khiến giáo viên, học sinh và phụ huynh không cảm thấy bị áp lực khi Kỳ thi THPT quốc gia được chuyển sang Kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Dù là Kỳ thi THPT quốc gia hay Kỳ thi tốt nghiệp THPT thì Trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang - nơi đại biểu đang công tác - cũng chủ động xây dựng kế hoạch dạy - học và tổ chức dạy học phụ đạo cho học sinh. Đồng thời tư vấn, hướng nghiệp để các em có sự lựa chọn ngành nghề phù hợp. Vì thế, giáo viên, học sinh và phụ huynh yên tâm, không hoang mang, lo lắng trước kỳ thi này.  - Đại biểu Châu Quỳnh Dao 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.