Kỳ thi Đánh giá tư duy Trường ĐH Bách khoa Hà Nội: Thí sinh không bất ngờ với đề khó, dài

GD&TĐ - Ngày 15/7, Hơn 7.000 thí sinh trên cả nước bước vào Kỳ thi Đánh giá tư duy do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức tại 5 cụm thi: Hà Nội, Hải Phòng, Tuyên Quang, Nghệ An, Đà Nẵng.

Thí sinh nghiêm túc làm bài thi
Thí sinh nghiêm túc làm bài thi

Tại Cụm thi Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, có một phòng thi đặc biệt với duy nhất 1 thí sinh mắc Covid-19. Cụm thi đã bố trí phòng thi đặc biệt, đáp ứng yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19 cho thí sinh.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong tổ chức thi, các thí sinh không có khẩu trang sẽ được phát ngay từ cổng vào. Tại mỗi Điểm thi đều bố trí cán bộ y tế kèm các vật tư y tế thiết yếu để hỗ trợ.

Thí sinh được thanh niên tình nguyện hỗ trợ nhiệt tình

Thí sinh được thanh niên tình nguyện hỗ trợ nhiệt tình

Có 20 trường đại học công nghệ kỹ thuật sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức để xét tuyển. Thông tin mới nhất, Trường ĐH Dược Hà Nội cũng sử dụng kết quả Kỳ thi để xét tuyển.

Năm 2022 là năm đầu tiên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức kỳ thi, toàn bộ kết quả của kỳ thi gắn kết luôn với quá trình xét tuyển, không cần bất kỳ dữ liệu nào khác. 20 trường đại học trên cả nước đã ủng hộ kỳ thi này. Kỳ thi Đánh giá tư duy có thể sử dụng cho khá nhiều trường, đặc biệt các trường trong lĩnh vực về kỹ thuật công nghệ, hướng tới những ngành/chương trình đào tạo có tính cạnh tranh cao, chọn thí sinh giỏi.

Các trường tham gia tự nguyện và hết sức thuận tiện. Chỉ cần đăng ký với Bách khoa Hà Nội để sử dụng dữ liệu, Bách khoa Hà Nội sẽ công bố dữ liệu kết quả của Kỳ thi Đánh giá tư duy cùng thời gian công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT. Toàn bộ dữ liệu này được đưa lên cơ sở dữ liệu chung.

Một phòng thi tại cụm thi Hà Nội

Một phòng thi tại cụm thi Hà Nội

Việc trường sử dụng kết quả kỳ thi xét tuyển lấy thí sinh phụ thuộc vào việc thí sinh có đăng ký xét tuyển vào trường đó bằng phương thức sử dụng kết quả thi Đánh giá tư duy hay không. Ngoài ra, các trường không phải đóng góp bất cứ một khoản phí nào.

Kết thúc buổi thi đầu tiên, thí sinh nhận xét: Đề thi khá dài, nhiều thí sinh không bất ngờ với độ khó, độ dài của đề thi vì đã 2 lần thi thử đề thi đánh giá tư duy do Trường tổ chức. Dự đoán điểm thi, thí sinh tự tin nhất cũng chỉ nói mình có thể được cao nhất là 7 điểm!

Những nhận xét của thí sinh đúng như dự đoán của PGS. Nguyễn Phong Điền – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Đề thi thông thường chia ra 3 bậc: Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng sáng tạo. Đề thi tốt nghiệp THPT, câu hỏi bậc Thông hiểu chiếm khoảng 50%. Với đề thi Đánh giá tư duy, câu hỏi Thông hiểu chỉ chiếm khoảng 20% và gia tăng ở phần Vận dụng và Vận dụng sáng tạo. Phần vận dụng sáng tạo là phần chủ chốt của việc phân loại.

Phụ huynh đồng hành cùng sĩ tử

Phụ huynh đồng hành cùng sĩ tử

Vì các câu hỏi trong phần vận dụng sáng tạo khá kén thí sinh nên những thí sinh thực sự xuất sắc mới làm được bài này. Bên cạnh đó, việc thiết kế bài thi Đánh giá tư duy theo hướng có một bài đọc hiểu nhằm phân loại thí sinh có khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng Việt, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ.

“Phần đọc hiểu bài text Đề thi Đánh giá tư duy khá nhiều trang. Chúng tôi lồng ghép vào đề thi hai nội dung tự luận Toán và Tiếng Anh để các thí sinh thể hiện khả năng về tư duy logic và cách trình bày. Tất cả những nội dung đó mang tính phân loại cao hơn nhiều so với các kỳ thi khác. Tôi dự đoán đề thi Đánh giá tư duy của Bách khoa sẽ không có mưa điểm 9, điểm 10. Và điểm chuẩn không đến 27 điểm” – PGS. Nguyễn Phong Điền nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.