Kỹ năng vượt qua vấn nạn bắt nạt học đường

GD&TĐ - Ngoài những áp lực bởi sự kì vọng của cha mẹ, trẻ em còn có nỗi lo bị bắt nạt học đường.

Ngoài những áp lực bởi sự kì vọng của cha mẹ, trẻ em còn có nỗi lo bị bắt nạt học đường.
Ngoài những áp lực bởi sự kì vọng của cha mẹ, trẻ em còn có nỗi lo bị bắt nạt học đường.

Trẻ em trong độ tuổi THCS hoặc THPT có nhiều áp lực vì sự kỳ vọng của cha mẹ phải học thật tốt và những băn khoăn khi định hướng tương lai cho bản thân sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, còn có áp lực lớn từ mối quan hệ bạn bè mà các em sẽ phải đối phó. Đó là bị bắt nạt học đường.

Chuyên gia nhận định, những người bắt nạt luôn tìm kiếm đối tượng dễ bị tổn thương hơn mình để đe dọa, chế giễu hoặc quấy rối.

Thường rất khó để ngăn chặn hành vi bắt nạt xảy ra vì nó có thể được thực hiện theo cách rất "tinh vi". Vì thế, cần nhận diện hành vi bắt nạt để bảo vệ chính mình và bạn bè.

Bắt nạt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tự trọng của người bị bắt nạt, ảnh hưởng đến sự tự tin và khả năng tin tưởng người khác.

Điều này có thể làm tổn thương người lớn rất nhiều. Nó thậm chí còn hơn thế đối với những người trẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để ngừng bắt nạt khi nó rất khó xác định? Xét cho cùng, việc bạn bè hoặc bạn cùng lớp thỉnh thoảng trêu chọc nhau và chọc phá nhau được coi là điều bình thường.

Nhận diện hành vi vượt qua ranh giới

Điều đầu tiên cần ghi nhớ là chú ý đến cảm giác của bạn khi bị trêu chọc. Bạn có thể gạt nó đi mà không cảm thấy bất kỳ cảm xúc nào không? Hay bạn cảm thấy phiền vì điều đó nhưng lại nghĩ nên bỏ qua?

Nếu vậy, đó là một dấu hiệu lớn cần giải quyết. Do đó, nên nói chuyện với người đi bắt nạt về hành động của họ. Đồng thời, cho họ biết điều đó khiến bạn cảm thấy thế nào? Nếu họ quan tâm đến bạn, họ sẽ xin lỗi và không lặp lại hành động đã nói.

Nếu họ không sẵn lòng chấm dứt hành vi của mình ngay cả khi bạn đã giải thích rằng điều đó làm tổn thương bạn theo một cách nào đó, thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị họ bắt nạt hoặc coi thường.

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn đang bị bắt nạt:

Bạn cảm thấy lo lắng khi họ ở cạnh.

Bạn không thích ở gần họ.

Họ tiếp tục vượt qua ranh giới bất chấp sự phản đối của bạn.

Họ chế giễu, coi thường hoặc đe dọa bạn.

Họ thiếu tôn trọng bạn hàng ngày.

Bạn cảm thấy thiếu tự tin vào bản thân khi họ ở bên.

Bí kíp đối phó hoặc ngăn chặn bắt nạt học đường

Điều quan trọng cần nhớ là bắt nạt, bất kể bắt nguồn từ ai, không bao giờ là lỗi của bạn.

Tuy nhiên, có một số điều bạn có thể làm để giúp bạn giải quyết tình huống hoặc ngăn chặn hoàn toàn việc bắt nạt xảy ra.

Nói chuyện với ai đó về điều này

Nếu bạn cảm thấy mình đang bị bắt nạt thì việc cần làm là nói với ai đó. Lý tưởng nhất, đây sẽ là một người lớn mà bạn tin tưởng hoặc cảm thấy an toàn khi ở bên.

Nếu bạn không muốn làm điều này, bạn có thể tâm sự với một người bạn mà bạn tin tưởng. Họ có thể giúp bạn đối mặt với kẻ bắt nạt hoặc hướng bạn đến một người có thể làm như vậy mà không gây nguy hiểm cho bạn.

Nếu bạn không hài lòng, cha mẹ bạn thậm chí có thể đưa ra quyết định chuyển bạn đến một ngôi trường khác tốt hơn. Quan trọng nhất, họ có thể xử lý những gì đã xảy ra với bạn một cách an toàn.

Ngoài ra, cần báo cáo kẻ bắt nạt của bạn với nhà trường. Điều này có vẻ như khiến nhiều bạn trẻ lo lắng, nhưng thực tế lại là cách hiệu quả nhất.

Bởi nhà trường có thể làm những việc mà cha mẹ hoặc bạn bè của bạn không làm được. Chẳng hạn như đình chỉ kẻ bắt nạt hoặc nói rõ rằng hành vi của họ là không thể chấp nhận được.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng có thể cung cấp cho bạn nhiều lớp bảo vệ hơn. Chẳng hạn như đảm bảo rằng giáo viên sẽ hiểu về tình hình của bạn và quan tâm đến học sinh của mình hơn.

Tránh kẻ bắt nạt bạn

Nếu bạn đang bị bắt nạt, điều tốt nhất nên làm là tránh tình huống này bằng mọi cách. Tất nhiên, điều này có thể khó nếu bạn học cùng lớp với kẻ bắt nạt mình hoặc thường xuyên gặp họ.

Trong trường hợp này, hãy cố gắng đi cùng đám đông. Những kẻ bắt nạt ít có khả năng đối đầu với bạn hơn khi bạn ở trong một nhóm.

Nói lớn tiếng

Điều này có vẻ hơi lạ lùng, nhưng thực tế, những kẻ bắt nạt sẽ càng “lộng hành” nếu bạn im lặng.

Khi bạn bắt đầu lên tiếng và nói chuyện cởi mở về trải nghiệm của mình, bạn có thể thấy rằng mọi người ủng hộ bạn nhiều hơn mình nghĩ.

Hơn thế nữa, điều này còn giúp nâng cao nhận thức và ngăn chặn tình trạng bắt nạt xảy ra với các học sinh khác trong trường của bạn.

Theo Studyinternational

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.