Kỹ năng nghề: 'Vũ khí' chiến lược cho cạnh tranh quốc gia

GD&TĐ - Phát triển kỹ năng nghề là yêu cầu tất yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực, nhất là nhân lực trẻ. 

Cấp thiết đào tạo, bồi dưỡng phát triển và nâng tầm kỹ năng cho nguồn nhân lực trẻ. Ảnh minh họa
Cấp thiết đào tạo, bồi dưỡng phát triển và nâng tầm kỹ năng cho nguồn nhân lực trẻ. Ảnh minh họa

Nó cũng là “vũ khí” quyết định năng lực cạnh tranh của các quốc gia.

Vai trò quyết định đến năng suất lao động

Ông Phan Sỹ Nghĩa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam, nhận định, kỹ năng của lực lượng lao động là “vũ khí” quyết định năng lực cạnh tranh của các quốc gia, nhất là trong thời đại phát triển mạnh mẽ kinh tế số, kinh tế tri thức.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam cũng cho rằng, kỹ năng nghề có vai trò quyết định đến năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Kỹ năng nghề là giá trị cốt lõi của việc làm bền vững và hoàn thiện bản thân người lao động. Phát triển kỹ năng nghề là yêu cầu tất yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực, nhất là nhân lực trẻ.

“Nâng tầm kỹ năng nghề cho nguồn nhân lực trẻ thực chất là quá trình nâng cao chất lượng đào tạo, tạo môi trường làm việc thuận lợi để họ phát huy năng lực và cống hiến cho đất nước”, ông Phan Sỹ Nghĩa nhấn mạnh.

Trong xu thế toàn cầu hóa, khi nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức thì nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao (NLCLC) ngày càng thể hiện vai trò quyết định. Nguồn NLCLC là lực lượng tiên phong quyết định tăng trưởng kinh tế, rút ngắn khoảng cách tụt hậu. Đây là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Nguồn NLCLC cũng là cốt lõi của năng lực cạnh tranh quốc gia. Đây là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta. Đồng thời là nguồn lao động được đào tạo, kết hợp với công nghệ, phương pháp tiên tiến nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Xu hướng nâng tầm kỹ năng

Nói về xu hướng nâng tầm kỹ năng cho lao động, Phó Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam Phan Sỹ Nghĩa cho biết có nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ như xu hướng nâng tầm kỹ năng theo hướng chuyển cách tiếp cận về triết lý từ “học một lần sử dụng cả đời” chuyển sang “học tập suốt đời” thông qua các chương trình đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cập nhật và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.

Xu hướng nâng tầm kỹ năng trên cơ sở tham gia của nhiều bên liên quan, với vai trò dẫn dắt và chủ thể quá trình phát triển kỹ năng cho người lao động của cộng đồng doanh nghiệp.

Hơn nữa, xu hướng nâng tầm kỹ năng thích ứng linh hoạt với những biến động về khoa học, công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, xu hướng nâng tầm kỹ năng trên cơ sở phát triển người lao động toàn diện về trí, thể, mỹ thì xu hướng nâng tầm kỹ năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ năng theo hướng “bắt kịp với trình độ tiên tiến của thế giới, tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế”.

Khuyến nghị giải pháp nâng tầm kỹ năng cho nguồn nhân lực trẻ, đại diện Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam đưa ra nhiều giải pháp. Trong đó, có vấn đề đẩy mạnh hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của nguồn nhân lực trẻ. Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển nâng tầm kỹ năng cho lao động.

Đổi mới phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá và công nhận trình độ kỹ năng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo. Xây dựng cơ chế định kỳ đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, sư phạm cho đội ngũ nhà giáo, phát triển đội ngũ người dạy nghề trong các doanh nghiệp…

Cũng phải triển khai mô hình đào tạo kết hợp sự tham gia của các bên liên quan để nâng cao kỹ năng nghề cho lao động trẻ. Hình thành các hội đồng kỹ năng nghề dưới sự dẫn dắt của doanh nghiệp tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng, đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng, đánh giá và công nhận kỹ năng nghề cho lao động trẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.