Herman Shine
Năm 1939, Shine và Drimmer được chuyển tới trại tập trung Sachsenhausen, sau đó tới Auschwitz năm 1942 để làm công nhân xây dựng tại trại Buna/Monowitz, được xây dựng ngay trong Auschwitz. Tại công trường, họ gặp một công nhân Ba Lan tên là Jozef Wrona.
Họ cùng nhau lập kế hoạch vượt ngục. Đêm 20/9/1944, họ trốn trong một hố sâu trong công trường, sau đó vượt qua 16 km ngay trong đêm để tới nông trại Wrona. Họ ẩn náu ở đó suốt 4 tháng cho đến khi quân đội Liên Xô bắt đầu đẩy lùi quân Đức. Dần dần, hai người vượt đường trường trở lại thành phố Berlin quê hương.
Shine và Drimmer sau đó cùng tổ chức đám cưới chung, sau đó hai cặp vợ chồng đến sống ở California. Hai người sau đó dành nhiều thời gian tuyên truyền về nạn diệt chủng ở Auschwitz và những trải nghiệm của chính họ. Sau khi Drimmer qua đời, Shine tiếp tục chia sẻ câu chuyện của mình và tình bạn thân thiết với Drimmer, người bạn đã cùng trải qua bao thăng trầm.
George Ginzburg
George Ginzburg sinh ra trong một gia đình Do Thái ở Berlin. Sau khi phát xít lên nắm quyền, ông tham gia phong trào kháng chiến Đức. Năm 1942, Ginzburg bị bắt do các hoạt động chống phát xít và phải ngồi tù 3 tháng. Sau đó, Ginzburg bị chuyển tới Auschwitz, nơi rất khó sống sót trở về.
Nhiều năm sau, Ginzburg vẫn nghĩ rằng, ông là một trong những người may mắn nhất. Từng là một kỹ sư ngành ô tô, ông được chỉ đạo làm việc tại một trong các nhà xưởng ở trại tập trung.
Năm 1945, khi Hồng quân đã tới gần, quân SS hoảng sợ và cưỡng ép 58.000 tù nhân ở Auschwitz, trong đó có Ginzburg, đi suốt 2 ngày đêm trên tuyết tới những đoàn tàu đang đợi. Trong chuyến đi, Ginzburg đã chứng kiến sự hỗn loạn của quân phát xít và tìm kiếm cơ hội trốn chạy.
Ông nhặt một mẩu thuốc lá thừa do lính gác vứt lại và xát lên người để đánh lạc hướng chó săn của phát xít Đức. Ông cũng khâu một khúc cây vào chăn cá nhân để giả làm súng trường, sau đó hóa trang thành một sĩ quan Đức. Khi lính gác sơ hở, Ginzburg nhanh chóng chạy đi và lăn tròn theo sườn đồi đầy tuyết. T
ừ đó, ông mò mẫm qua khu rừng. Thấy xác một người lính Nga, Ginzburg lấy quần áo mặc. Sau 2 ngày, Ginzburg gặp những người lính Hồng quân và được cho phép đi cùng. Dần dần, Ginzburg trở về Berlin và gặp lại mẹ. Ông làm phiên dịch cho quân đội Mỹ, ngoài ra còn làm việc cho lực lượng cảnh sát Israel, sau đó chuyển đến Australia để bắt đầu cuộc sống mới.
(Còn tiếp)