KỲ II: Làm sao để nhiều người dân gắn bó với BHXH, BHYT

TS. Bùi Sỹ Tuấn-Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết: khu vực kinh tế chính thức VN chiếm khoảng gần 30% việc làm. Số còn lại làm việc trong khu vực phi chính thức. 

Đối tượng nhà giáo hưởng mức lương khá thấp, rất cần được các chính sách BHXH, BHYT quan tâm nhiều hơn nữa (Trong ảnh: Các nữ GV Trường THPT Dầu Giây- Đồng Nai, trao đổi sau giờ hội giảng)
Đối tượng nhà giáo hưởng mức lương khá thấp, rất cần được các chính sách BHXH, BHYT quan tâm nhiều hơn nữa (Trong ảnh: Các nữ GV Trường THPT Dầu Giây- Đồng Nai, trao đổi sau giờ hội giảng)

Đau đầu giải bài toán BHXH, BHYT cho lao động khu vực phi chính thức

Lao động (LĐ) khu vực phi chính thức chiếm trên 60% lực lượng LĐ của cả nước gồm: LĐ làm việc trong nông nghiệp, nông thôn, LĐ tự do, LĐ hộ gia đình, sản xuất kinh doanh cá thể, đóng góp khoảng 30% vào GDP của quốc gia.

Khu vực này thu hút nhiều LĐ bị dôi dư, khi các doanh nghiệp Nhà nước tổ chức sắp xếp lại, đồng thời lấp được khoảng trống thiếu hụt về việc làm và thu nhập đối với một bộ phận lớn LĐ khi cơ cấu nền kinh tế chuyển đổi.

LĐ khu vực phi chính thức có đặc điểm: việc làm bấp bênh, thiếu ổn định; không có hợp đồng (HĐ) LĐ, thu nhập thấp (trung bình 2,2-2,5 triệu/tháng), thời gian làm việc dài ( bình quân 47,3 giờ/tuần, cao hơn mức bình quân là 43,8 giờ/tuần). DN khu vực này có quy mô rất nhỏ hoặc siêu nhỏ (từ 10 LĐ trở xuống); không đăng ký kinh doanh, không đóng BHXH, BHYT, không chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi XH khác cho NLĐ…

Những người lao động (NLĐ) làm việc trong khu vực phi chính thức thường quay vòng, luẩn quẩn trong đói nghèo; hạn chế về năng lực, kiến thức và vật chất, khiến cơ hội hòa nhập XH để phát triển không có nhiều.

Hết năm 2016, cả nước có 2,3 triệu người đang hưởng chế độ hưu trí; trong đó có 0,76 triệu người hưởng lương hưu từ ngân sách Nhà nước; 1,54 triệungười hưởng từ quỹ BHXH; ngoài ra có 0,64 triệu người hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng. Trong số hơn 11 triệu người cao tuổi cả nước (60 tuổi trở lên), số người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH chiếm khoảng 27%, số người hưởng trợ giúp XH thường xuyên chiếm khoảng 14,5% (1,6 triệu người).

Như vậy nếu không tính đến gần 1,4 triệu người có công và thân nhân đang hưởng trợ cấp hằng tháng, thì 58,9% người cao tuổi hiện không có lương hưu, trợ giúp XH và phải làm việc để có thu nhập đảm bảo cuộc sống, hoặc sống dựa vào mạng lưới an sinh XH phi chính thức (con cháu, gia đình, dòng họ...).

Số LĐ khu vực này, nhiều LĐ thu nhập thấp, nhận thức, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, việc làm bấp bênh, cuộc sống còn khó khăn, do vậy không đảm bảo khoản tiền tích lũy thường xuyên để có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Nan giải việc tham gia BHXH tự nguyện

Theo bà Lê Thị Trang Đài- Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Bà Rịa-Vũng Tàu: Số người của tỉnh tham gia BHXH còn thấp, trong đó số NLĐ tham gia BHXH tự nguyện mới chiếm khoảng 2% lực lượng LĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

Các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện hầu hết thuộc đối tượng đã từng tham gia BHXH bắt buộc, nay còn thiếu về thời gian đóng BHXH, cần phải tham gia thêm để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí, số người tham gia BHXH tự nguyện mới rất ít và ngày càng có xu hướng giảm.

Những hạn chế trong việc thực hiện chính sách BHXH tự nguyện thời gian qua:

1/ Thủ tục đóng, nhận chế độ BHXH còn rườm rà, phức tạp, chậm đổi mới, đặc biệt đối với người tham gia BHXH tự nguyện là người LĐ tự do.

2/ Thói quen của người dân VN trong việc tham gia các chính sách BH chưa phổ biến, đặc biệt là các loại BH tự nguyện, trong đó có BHXH tự nguyện.

Sửa đổi lại cách tính mức lương hưu đối với LĐ nữ được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 56 và điểm b khoản 2 Điều 74 Luật BHXH (LĐ nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm được hưởng 45% mức lương bình quân đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%)- giống như cách tính mức lương hưu đối với LĐ nam được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 và điểm a khoản 2 Điều 56 Luật BHXH (LĐ nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm; sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%).

Nên tách bạch giữa nhiệm vụ quản lý Nhà nước về BHXH với quản lý sự nghiệp về BHXH, không nên “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.

Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện rất nan giải, do số lượng lớn người dân làm nghề tự do, việc làm không ổn định, thu nhập thấp và không thường xuyên, nên rất khó khăn khi tham gia BHXH tự nguyện.

Báo động tình trạng nợ Quỹ BHXH, BHYT

Nhiều NLĐ nhảy việc, làm việc nhiều nơi, hoặc tự ý nghỉ việc, cũng có khi chủ DN không chấp thuận cho nghỉ và cả tình trạng nhiều DN ở TPHCM nợ BHXH gần 3.000 tỉ đồng, các DN ở Bà Rịa- Vũng Tàu nợ BHXH hơn 200 tỷ đồng v.v…, Vậy thì NLĐ cần lấy sổ BHXH, chốt sổ thế nào để đảm bảo quyền lợi cho mình?

Ông Dương Văn Đại (ngụ quận 1) nêu: ông có 3 cháu học chung 1 trường tiểu học, cùng 1 hộ khẩu. Mua BHYT ở trường, 3 cháu phải đóng tiền mua BHYT như nhau, trong khi nếu mua BHYT hộ gia đình thì các cháu sẽ được giảm trừ tiền mua: người thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5 đóng lần lượt chỉ bằng 70%, 60%, 50%, 40% mức đóng của người thứ nhất.

Như vậy, có phải là nếu mua theo BHYT học đường thì… không công bằng và thiệt thòi, khiến phụ huynh các cháu phải bỏ nhiều tiền hơn để mua BHYT? Về vấn đề này, BHXH TPHCM cho hay, căn cứ Luật BHYT sửa đổi, thì HS, SV thuộc nhóm 3 - là nhóm đối tượng do ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần.

Trong khi đó, đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình thuộc nhóm 5 là nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình. Như vậy, nếu các em đang theo học tại các trường thuộc hệ thống GD quốc dân thì theo thứ tự, các em phải tham gia BHYT HS, SV tại trường. Về việc số tiền đóng BHYT HS, SV của 3 em trong cùng một gia đình cao hơn số tiền đóng BHYT (nếu 3 em tham gia BHYT theo hộ gia đình), BHXH TP HCM đã ghi nhận phản ánh của ông Đại.

Đang thường trực nhiều nỗi lo rất lớn. Hết tuổi LĐ, ai đó sẽ sống như thế nào với mức lương hưu chỉ trên 1 triệu đồng/ tháng? Sau hàng chục năm LĐ vất vả, giờ đây, theo quy định hiện hành, nhiều công nhân được hưởng lương hưu với mức tương đương… chuẩn nghèo của TP HCM?

Việc hưởng BHXH một lần, hiện đang có 2 tình huống: nhiều công nhân trẻ, NLĐ đang làm việc nhất quyết nhận BHXH một lần; nhưng cũng không ít NLĐ từng nhận BHXH một lần. Giờ đây, sau 60 tuổi sống trong cảnh không có lương hưu, lại hối tiếc.

Cùng với nợ, thậm chí là trốn đóng BHXH, thì thông thường các DN tìm cách “chẻ” thu nhập thực tế của NLĐ thành lương (theo HĐLĐ) và các khoản phụ cấp, phúc lợi. Các DN chỉ đóng BHXH cho NLĐ dựa theo mức lương và các khoản phụ cấp công khai trên báo cáo, chứ không đóng BHXH theo thu nhập thực tế.

Từ năm 2018 trở đi, cách tính tỷ lệ phần trăm lương hưu đối với NLĐ có sự thay đổi. Nhiều NLĐ đang có tâm lý muốn giám định y khoa để đủ điều kiện nghỉ hưu trước năm 2018 nhằm “né” quy định này. Thực tế, không phải ai nghỉ hưu sớm trước năm 2018 cũng có lợi hơn so với nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi…

BOX 1: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại Quốc hội ngày 7/11/2017: Vấn đề nợ BHXH rất bức xúc. Hiện nay, có 102.900 đơn vị đang nợ số tiền bảo hiểm của 2,6 triệu LĐ, tương đương với số tiền 14.700 tỷ đồng. BHXH đã khởi kiện 8.800 vụ, với số tiền 6.000 tỷ. Tòa đã xử 3.986 vụ, tương đương với 16% tổng số nợ, số vụ còn lại tòa trả hồ sơ.

 Cần từng bước giảm tỷ lệ tiền lương đóng BHXH (từ 25% xuống dưới 20%), đóng BHXH căn cứ trên mức tiền lương thực lĩnh. Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của từng đối tượng NLĐ phù hợp theo lộ trình, từ đó làm cơ sở nâng mức hưởng chế độ BHXH, tiền lương hưu. Cần nghiên cứu bổ sung thêm các chế độ BH về ốm đau, thai sản, tai nạn LĐ vào chính sách BHXH tự nguyện để tăng sự thu hút.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ