Kỳ II: Khi truyền hình góp phần phá án

GD&TĐ - Năm 2004, cảnh sát hạt Hampshire (Anh) có một danh sách dài những người trốn tránh trát hầu tòa. Gần như không có cách nào để các nghi phạm tình nguyện xuất hiện, cảnh sát đành phải thực hiện những “chiêu” độc đáo.

Kỳ II: Khi truyền hình góp phần phá án

Một phút huy hoàng  rồi chợt tắt

Họ quyết định kết hợp với Kênh truyền hình số 5 để thực hiện một chương trình TV có tên gọi là Great Big Giveaway Show, sau đó gửi lời mời 20 người có tên trong danh sách tham gia. Cảnh sát thậm chí còn mời cả nhà chính trị MP Neil Hamilton và vợ là Christine kết hợp với diễn viên Darren Day dẫn chương trình.

Sau khi những người chơi được mời đến trường quay, họ được một cảnh sát mật giả làm nhân viên an ninh kiểm tra, sau đó được đưa tới gặp Hamilton. Tiếp theo, mỗi người chơi được hóa trang và đứng bên cánh gà chờ đợi khoảnh khắc lớn lao của họ. Không may là giấc mơ về khoản tiền thưởng lớn hay 15 phút tỏa sáng của họ đã bị đập tan. Khi bước trên tấm thảm đỏ, họ nghe thấy những âm thanh từ khán giả và Darren Day.

Thế nhưng chờ họ ở cuối đường thảm đỏ không phải là Day mà là hai nhân viên cảnh sát. Các nhà chức trách nhanh chóng còng tay những nghi phạm, bao gồm 9 nam giới và 8 phụ nữ. Những kẻ cứng đầu cứng cổ, cố lẩn tránh pháp luật đã bị tóm gọn. 8 nghi phạm bị bắt do những khoản phạt rất lớn, 9 người khác phạm các tội như lái xe uống rượu hay tấn công. Cảnh sát cũng đã tìm ra 144 nghi phạm khác sau khi họ trả lời những bức thư do chương trình này gửi tới.

Chương trình truyền hình giả tạo

Cướp biển khét tiếng người Somali Mohamed Abdi Hassan cũng bị bắt sau khi được dẫn dụ tham gia một chương trình truyền hình giả tạo.

Hassan, còn có biệt danh là “Big Mouth”, bắt đầu “sự nghiệp” cướp biển của mình năm 2005. Theo các nhà chức trách Bỉ, tên cướp biển này đã trở thành triệu phú sau 8 năm hành nghề. Ở “đỉnh cao nghề nghiệp”, Hassan được nhiều người sùng bái. Nhà độc tài Liby Muammar Gadhafi nhìn nhận Hassan như một anh hùng dân tộc. Tuy nhiên, đối với các nước phương Tây, Hassan là một tội phạm nguy hiểm, người phải chịu trách nhiệm cho hàng loạt các vụ cướp tàu táo bạo, trong đó có vụ cướp chiếc tàu Pompei của Bỉ năm 2009.

Tháng 10/2013, sau nhiều tháng chuẩn bị, cảnh sát đã khiến nhân vật này phạm một sai lầm lớn, hủy hoại sự nghiệp đang “thăng hoa”. Với một chiến dịch được dàn xếp bởi các nhà chức trách Bỉ, các nhân viên mật đã liên lạc được với Hassan thông qua một trung gian, với lời đề xuất tham gia một bộ phim tài liệu về chính cuộc đời của hải tặc này.

Dần dần, Hassan đồng ý tham gia dự án này và bay cùng cộng sự tới Bỉ. Ở đó, Hassan ngay lập tức bị bắt. Tháng 3/2016, Hassan bị kết án 20 năm tù do vụ cướp tàu Pompei. Tuy nhiên, theo một số điều luật, ông ta vẫn được giữ hàng triệu USD đã thu được nhờ hoạt động cướp biển.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú tại cơ quan công an. Ảnh: Công an Kon Tum.

Khởi tố 2 thanh niên cho vay lãi 365%/năm

GD&TĐ - Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú vào Kon Tum tổ chức cho nhiều người vay tiền với lãi suất lên đến 365%/năm, gấp 18 lần mức lãi suất quy định.