Khi truyền hình góp phần phá án

GD&TĐ - Trong nhiều thập kỷ, nhiều kênh truyền hình đã “gây mê” khán giả với những câu chuyện về những vụ án ly kỳ, những tên trộm ranh mãnh, những kẻ giết người máu lạnh. 

Khi truyền hình góp phần phá án

Hầu hết các bộ phim hay phóng sự hình sự đều dựa trên thực tế, khiến người xem phải nín thở theo dõi từ đầu đến cuối. Thực tế đôi khi còn kỳ lạ hơn cả tiểu thuyết. Nhiều tội phạm, hoặc ngốc nghếch, hoặc quá tự tin, đã xuất hiện trên truyền hình, từ đó dẫn đến việc phải trả giá cho tội lỗi của mình.

“Chuyên gia nhảy đồ”

Với cái nhìn đầu tiên, Sophie Hunter-Brown chẳng có chút gì giống tội phạm. Vốn là một nhân viên tin học và truyền thông ở trường học, cô gái trẻ này thật hấp dẫn với mái tóc vàng và điệu bộ nhí nhảnh. Ít ai biết được rằng thói quen trộm cắp vặt đã ăn sâu đến nỗi Sophie Hunter-Brown đã trở thành một “chuyên gia nhảy đồ” siêu thị.

Năm 2015, cô gái ham vui này được nhiều người biết đến sau khi xuất hiện trong chương trình Hãy ăn tối cùng tôi trên kênh 4 truyền hình Anh. Hunter-Brown trở thành người dẫn chương trình với chủ đề “Đêm tiệc Trăng rằm”. Hầu như chẳng ai trong số những khách mời của chương trình biết rằng Hunter-Brown là một “chuyên gia nhảy đồ”, ngoại trừ một nhân viên chuỗi cửa hàng ASDA, mặc dù ảnh của Hunter-Brown được dán đầy rẫy trên các biển cảnh báo ở các siêu thị. “Siêu trộm” này thường sử dụng các quầy tự phục vụ để thanh toán, nhưng nhanh chóng rút thẻ ra trước khi máy kịp trừ tiền trong tài khoản. Ngay lập tức, cảnh sát được gọi đến. Kết quả do cảnh sát thông báo lại là do Hunter-Brown đang phải chịu căng thẳng do cạn tiền.

Tuy nhiên, tại Hội đồng nhân sự giáo dục, Hunter-Brown thú nhận đã không hề trả bất kỳ khoản tiền nào khi đi siêu thị suốt từ tháng 3 đến tháng 7/2014. Sau khi mánh khóe ăn cắp bị lật tẩy, Hunter-Brown suýt bị đuổi việc, nhưng cuối cùng vẫn được giữ lại sau khi cảnh cáo.

Miền đất băng đảng

Winston White (22 tuổi), Akyrie Palmer (21 tuổi) và Mark Oduro (20 tuổi) ở London đã nằm trong tầm ngắm của cảnh sát sau hàng loạt tội phạm nghiêm trọng. Ba tên này thậm chí còn tỏ ra tự hào với các “chiến tích” của mình trên các kênh truyền thông xã hội, trong đó từng đăng tải một kênh YouTube với các clip khoe khoang việc sử dụng súng và lối sống băng đảng.

Năm 2016, 3 tên này xuất hiện trên show truyền hình Miền đất băng đảng - Chiến tranh Turf - một serie truyền hình gây nhiều tranh cãi trên kênh 5 truyền hình Anh, dưới sự chỉ đạo của đạo diễn - ứng viên giải BAFTA Paul Blake. Theo Paul Blake, mục tiêu của chương trình nhằm vén màn bức tranh tội phạm đường phố và cận cảnh nền công nghiệp ma túy ở London, sử dụng các cảnh quay từ camera hành trình GoPro do chính thành viên các băng đảng thực hiện.

Các nhà sản xuất đã sắp xếp bố trí các camera này ở những điểm khuất không thể quan sát được qua các camera an ninh được gắn khắp nơi ở London. Thành viên từ nhiều băng đảng khác nhau có thể lấy các camera này và ghi lại cuộc sống hàng ngày của mình.

Trong lúc ghi hình, White, Palmer, và Oduro đều đeo mặt nạ để giấu kỹ nhân thân. Những tay anh chị này huyênh hoang về kho vũ khí của mình, bao gồm súng trường và súng ngắn. Nhờ các cảnh quay sơ hở mà cảnh sát đã bắt giữ cả ba trong một vụ buôn bán trái phép súng ngắn ở Turnham Estate, Lewisham. Cả ba bị buộc tội tàng trữ trái phép vũ khí, ý đồ gây nguy hiểm cho mạng sống người dân, tổng mức án lên tới 50 năm tù.

Nhiều tội phạm đã bị bắt kể từ khi chương trình này được phát sóng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp rất đáng tiếc, điển hình là vụ hai rapper trẻ là Myron Yarde và Leonardo Osemeke đã thiệt mạng do liên quan đến lối sống của giới băng đảng ở London.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.