Kỳ cuối: Những đối thủ của đồng Bitcoin

GD&TĐ - Đồng tiền ảo Stellar được tạo thành từ năm 2014, như một hệ thống mã nguồn mở, cho phép các tổ chức tài chính tham gia giao dịch thanh toán. 
Kỳ cuối: Những đối thủ của đồng Bitcoin

Stellar

Đồng tiền này cho phép chuyển đổi “liền mạch” giữa các loại tiền tệ, nghĩa là bạn có thể sử dụng mạng lưới Stellar để gửi tiền bằng dollar Mỹ cho một người bạn ở Australia và họ có thể nhận khoản tiền đó bằng dollar Australia. Stellar có mật mã riêng của mình là Lumens.

Lumens được sử dụng để trả phí cho việc chuyển loại tiền tệ này sang loại tiền tệ khác. Bằng cách trả một khoản phí phải trả trong Lumens, mạng lưới Stellar được bảo vệ chống lại các cuộc tấn công của những người sử dụng các mã độc hại bên ngoài, những kẻ cố làm tràn mạng (còn gọi là tấn công DdoS) bằng cách tạo ra một số lượng lớn các giao dịch.

Litecoin

Litecoin được đưa ra thị trường từ tháng 10/2011, hai năm sau khi phát hành Bitcoin. Nó khá giống với Bitcoin, mặc dù cũng có một số điểm chính. Số lượng Litecoin tối đa có thể được tạo ra là 84 triệu, gấp 4 lần lượng Bitcoin tối đa có thể.

Nó cũng có thời gian giảm khối lượng, có nghĩa là Litecoin có thể cung cấp tốc độ xử lý giao dịch nhanh hơn. Litecoin hoàn toàn tương thích với API của Bitcoin, theo nghĩa đơn giản là dễ dàng tích hợp Litecoin vào các ứng dụng đã chấp nhận Bitcoin.

Khi Bitcoin đang trở thành đồng tiền ảo “nóng” nhất, thu hút sự quan tâm của giới tài chính cả chính thống lẫn thế giới ngầm, thì Litecoin đã hưởng một điểm cộng lớn từ Bitcoin.

Trang web của Litecoin bao gồm danh sách các thương gia trực tuyến, chấp nhận thanh toán sử dụng đơn vị tiền tệ của họ. Hiện tại, danh sách này không ngừng mở rộng, cung cấp cho người sử dụng các điểm mua sắm bằng tiền Litecoin, mua quần áo, thẻ quà tặng và nhiều mặt hàng khác.

Golem

Golem là một mã nguồn mở, phân quyền mạng chia sẻ quyền lực tính toán. Bất kỳ ai cũng có thể kiếm tiền bằng cách “cho thuê” sức mạnh tính toán của họ, cho phép người dùng sử dụng Golem như một siêu máy tính, có thể chạy gần như mọi chương trình.

Một ví dụ cho việc này là rendering: Golem có thể thực hiện một nhiệm vụ trong vài phút, trong khi theo cách truyền thống phải mất mấy ngày. Tương tự, nó có thể thực hiện các chương trình phân tích kinh doanh cực kỳ phức tạp với tốc độ cực nhanh và chi phí thấp.

Có lẽ một trong những lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất từ công nghệ này là nghiên cứu khoa học. Golem có thể hỗ trợ trong bất kỳ lĩnh vực nào, từ phân tích DNA đến tìm kiếm cuộc sống ngoài hành tinh.

Hiện tại, Golem vẫn đang trong giai đoạn phát triển đầu tiên, trong đó nó chỉ có thể được sử dụng cho mục đích kết xuất. Theo thời gian, khi các thử nghiệm và các nhiệm vụ phát triển được hoàn thành, mạng Golem sẽ được mở rộng các tiềm năng và có thể tạo nên một cuộc cách mạng trong nền tin học của con người.

Ảnh minh họa ITN.

Chim họa mi vẫn hót

GD&TĐ - Nó chạy thục mạng từ trong ngõ ra. Cái xe máy vừa lao đánh vèo qua trước mặt, xém chút nữa người nó chẳng còn nguyên vẹn.
Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM trong một giờ học ở phòng thí nghiệm. Ảnh: NTCC

Dốc sức cho 'học kỳ 3'

GD&TĐ - Từ đầu tháng 6, hàng loạt trường đại học (ĐH) bắt đầu tổ chức học kỳ 3 (thường gọi là học kỳ hè) cho sinh viên có nhu cầu học lại, học vượt.
Huấn luyện viên Carlo Ancelotti.

Real Madrid: 'Chậm chân là… chết'

GD&TĐ - Thua Man City ở bán kết Champions League và sự trỗi dậy của đế chế Barcelona tại La Liga buộc Real Madrid phải đẩy nhanh quá trình tái thiết.
Sinh viên tìm hiểu việc làm tại ngày hội "Sinh viên và doanh nghiệp năm 2023" tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM.

Sinh viên tìm việc trong dịp hè

GD&TĐ - Hàng trăm sinh viên tìm hiểu thông tin, cọ xát thực tế tại các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm việc làm, cơ hội thực tập trong hè.