Kỳ cuối: Điều ít biết về trùm gangster Al Capone

GD&TĐ - Không giống những nhà tù Mỹ hiện đại ngày nay, với vẻ ngoài thân thiện tới mức có thể khiến người ta tưởng nhầm đó là những câu lạc bộ đồng quê hơn là một nơi giam giữ những kẻ phạm pháp, nhà tù khét tiếng Alcatraz thực sự là nơi trừng phạt khắc nghiệt đối với tù nhân. 

Kỳ cuối: Điều ít biết về trùm gangster Al Capone

“Quyền ưu tiên” nơi tù ngục

Nơi đây từng được duy trì theo những luật lệ nghiêm ngặt, dưới sự trông coi của những cai ngục “mặt sắt” và Warden James Johnston. Các hình phạt ở đây bao gồm đánh đập tàn bạo, bỏ đói và bị ném vào ngục.

Mặc dù vậy, có lẽ chỉ duy nhất có Capone là có những quyền ưu tiên đối với những hình phạt tương tự. Ông trùm này đã dùng ảnh hưởng chính trị của mình để có được “ưu ái” đặc biệt nhất trong nhà tù khét tiếng này. Sau khi được phóng thích, tù nhân John M. Stadic kể lại rằng trong giai đoạn bị xích chung với một tù nhân trong ngục, anh ta đã viết đơn kiến nghị đòi sách đọc và được xem phim một tháng một lần. Kiến nghị này khiến hai tù nhân tiếp tục bị xích và bị bỏ đói. Ít ai ngờ rằng Capone đã lựa chọn đứng về phía Stadic chống lại cách đối xử với tù nhân xử tàn tệ như thế này. Tuy nhiên, dù Capone có ủng hộ Stadic đi nữa, thì cách đối xử đặc biệt với trùm ma túy này vẫn khiến các tù nhân nổi giận.

Vụ việc ầm ĩ đến mức mặc cho những người quản lý nhà tù phản đối, câu chuyện này đã được đăng tải trên tờ Madera Tribune tháng 12/1934. Những người tù miêu tả nhà tù Alcatraz là “một cái lỗ địa ngục khủng khiếp mà bất kỳ ai cũng sẵn sàng liều mạng sống để trốn thoát”. Mặc dù thế, chính quyền Mỹ khi đó vẫn duy trì quan niệm cho rằng Alcatraz phải là nơi khắc nghiệt như vậy và không đoái hoài đến việc cải thiện điều kiện sống cũng như cách đối xử với tù nhân.

Màn kịch cuối cùng

Từ khi “về hưu” cho đến khi Capone qua đời vào ngày 25/1/1947, cánh báo chí không lúc nào ngừng rình rập quanh ngôi nhà của ông trùm này tại Florida, với hy vọng sẽ chụp được ảnh và nắm bắt được một chút xíu nào đó đời tư của Capone. Khi Capone qua đời, để tránh sự rình mò của những kẻ săn tin, thi thể của ông trùm này được bí mật di chuyển liên tục trên một chiếc xe bình thường tới Chicago theo đường cao tốc 41.

Tối hôm đó, con trai của Capone là Sonny tuyên bố với báo giới là cha mình đã qua đời. Một chiếc xe tang được đưa tới nhà Capone rồi trở ra với một chiếc quan tài trống rỗng bên trong. Đám tang được tổ chức vào ngày hôm sau, với sự có mặt của nhiều tên tuổi lớn ở Florida, trong đó có cả diễn viên điện ảnh Desi Arnaz. Ngoại trừ các thành viên gia đình Al Capone, những người tham gia đều không hề hay biết đây chỉ là một động tác giả.

Một thời gian ngắn ngay sau đám tang giả, gia đình Capone tới Chicago bằng tàu hỏa cùng các phóng viên. Trong lúc đó, các thành viên trong mạng lưới của Al Capone ở Chicago đã bí mật truyền đi thông tin về đám tang của Capone. Sau một buổi đại lễ tại Nhà thờ tên thiêng liêng ở Chicago, Capone được mai táng tại nghĩa trang Mount Olivet ngày 1/2, 3 ngày sau lịch được thông báo với giới truyền thông. Mặc dù vậy, đây vẫn chưa phải là nơi an nghỉ cuối cùng của Capone. Sau khi mẹ của ông trùm qua đời năm 1952, Capone lại một lần nữa được chuyển tới nghĩa trang Mount Carmel.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ