Kon Tum: Vụ Công ty cổ phần đầu tư Sâm Việt Nam trồng sâm trên "giấy"

GD&TĐ - Qua kiểm tra, xác minh cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum xác định Công ty cổ phần đầu tư Sâm Việt Nam không sở hữu 10ha sâm và liên kết trồng Sâm Ngọc Linh với người dân trên địa bàn 2 huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông.

Công ty Cổ phần đầu tư Sâm Việt Nam không sở hữu 10 ha Sâm Ngọc Linh như đã công bố.
Công ty Cổ phần đầu tư Sâm Việt Nam không sở hữu 10 ha Sâm Ngọc Linh như đã công bố.

Liên quan đến vụ việc báo chí phản ánh Công ty Cổ phần đầu tư Sâm Việt Nam trồng sâm “trên giấy”, các cơ quan ban ngành tỉnh Kon Tum đã có kết quả kiểm tra tình trạng Sâm Ngọc linh trên địa bàn 2 huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) của Công ty này.

Kết quả kiểm tra, xác minh cho thấy, việc Công ty Cổ phần đầu tư Sâm Việt Nam tại Kon Tum công bố sở hữu 10ha và liên kết trồng Sâm Ngọc Linh với người dân trên địa bàn 2 huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông là không có.

Tại huyện Tu Mơ Rông, nơi Công ty Cổ phần Đầu tư Sâm Việt Nam công bố có 8ha sâm Ngọc Linh thì UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, đến thời điểm hiện tại huyện chỉ giới thiệu đất trồng Sâm Ngọc linh cho 2 Công ty là Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum và Công ty cổ phần Vingin.

Bên cạnh đó, ngày 22/3/2019 Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông - Kon Tum có Văn bản hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty CPNN công nghệ cao An Bình Kon Tum.

Theo yêu cầu của Công ty CPNN công nghệ cao An Bình trả lại hợp đồng và yêu cầu chuyển hợp đồng hợp tác đầu tư sang Công ty Dược liệu Núi Ngọc. Do Công ty Dược liệu Núi Ngọc không triển khai trồng Dược liệu theo hợp đồng, cho nên từ năm 2021 đến nay, Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông - Kon Tum đã thu hồi đất rào lại và đang trồng cây phục hồi rừng nhằm lấy tán lá, trồng sa nhân tím, ngũ vị tử và một số cây dược liệu khác.

Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần đầu tư Sâm Việt Nam tại Kon Tum chỉ mua của ông A Ngao và ông A Ghôi 550 cây Sâm Ngọc linh với giá 300 triệu đồng.

Số cây này được Công ty gửi lại 2 hộ trồng và chăm sóc. Riêng 500 cây của ông A Ngao đã cho thu hoạch được khoảng 1.000 hạt. Số hạt này được ông A Ngao (xã Ngọk Lây, huyện Tu Mơ Rông) gieo tại vườn. Trong quá trình mua bán 2 hộ dân có ký hợp đồng với Công ty nhưng không đọc rõ nội dung ghi trong hợp đồng.

Còn tại huyện Đăk Glei, Công ty công bố trồng 2ha Sâm Ngọc Linh, nhưng qua kiểm tra các cơ quan chức năng xác định, hiện tại trên địa bàn xã Mường Hoong không có Công ty Cổ phần đầu tư Sâm Việt Nam phối hợp đầu tư hoặc liên kết trồng sâm.

Ngành chức năng cũng nhiều đến trụ sở Công ty Cổ phần đầu tư Sâm Việt Nam để làm việc, tuy nhiên nhân viên Công ty thông báo không có lãnh đạo ở trụ sở và cũng không biết lãnh đạo đi đâu.

Trước đó, như Báo Giáo dục và Thời đại phản ánh, cuối tháng 11/2021, Công ty Cổ phần đầu tư Sâm Việt Nam chính thức ra mắt tại TP Kon Tum.

Tại buổi lễ khai trương Công ty Sâm Việt Nam công bố đã trồng 10ha vườn sâm Ngọc Linh tại Kon Tum. Trong đó, ở xã Ngọk Lây (huyện Tu Mơ Rông) là 8ha và 2ha tại xã Mường Hoong (huyện Đăk Glei). Bên cạnh đó, công ty còn có mô hình liên kết để tạo sinh kế cho người dân địa phương. Tuy nhiên, lãnh đạo 2 địa phương này khẳng định Công ty không có diện tích đất trồng sâm trên địa bàn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.