Kon Tum: Sử dụng hệ thống nhắc nhở và rửa tay cảm biến tự động

Kon Tum: Sử dụng hệ thống nhắc nhở và rửa tay cảm biến tự động

Cô Lê Thị Nhung – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đăk Hà cho biết: Với mô hình bồn rửa tay thông thường, các thầy cô lắp đặt thêm hệ thống cảm biến tự động. Chỉ sau 10 ngày triển khai, thử nghiệm, sản phẩm đã hoàn thành với kinh phí khoảng 1 triệu đồng.

“Công đoạn tốn nhiều thời gian và khó khăn nhất là lắp đặt các mạch điện trong hệ thống cảm biến. Tuy nhiên, qua nhiều lần thử nghiệm sản phẩm đã hoàn thiện và đưa vào thí điểm tại Trường THCS xã Đăk La”, cô Nhung chia sẻ.

Kon Tum: Sử dụng hệ thống nhắc nhở và rửa tay cảm biến tự động ảnh 1
Hệ thống nhắc nhở và rửa tay cảm biến tự động cho học sinh phòng, chống dịch Covid-19.

Thầy Dương Văn Thống – Hiệu trưởng Trường THCS xã Đăk La (huyện Đăk Hà) cho hay: Hệ thống được đặt ở lối ra vào của cổng trường, nơi giáo viên và học sinh thường xuyên qua lại. Hệ thống có 3 bồn rửa tay cảm biến, mỗi bồn cách nhau khoảng 1,5m. Khi học sinh và giáo viên đến trường, hệ thống điện tử cảm biến sẽ nhắc nhở và tuyên truyền, hướng dẫn rửa tay bằng xà phòng và khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, khi học sinh để tay trước phần cảm biến, nước sẽ tự động chảy ra. Điều này giúp các em không phải tiếp xúc trực tiếp vào vòi nước, tránh lây lan dịch bệnh.

Sau khi thí điểm tại Trường THCS xã Đăk La, nhận thấy hệ thống nhắc nhở và rửa tay cảm biến tự động mang lại hiệu quả cao, thiết thực, Phòng GD&ĐT huyện Đăk Hà sẽ nhân rộng mô hình này đến toàn bộ trường trên địa bàn huyện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bản Seo Hay là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Si La.

Ngôi trường 'trên mây'

GD&TĐ - Người Si La là một trong những dân tộc có số dân ít nhất tại Việt Nam, chủ yếu sinh sống tại huyện Mường Tè (Lai Châu).

Chiếc đồng hồ Casio nhỏ gọn, đồng hành trong học tập. Ảnh: Tấn Quyết

'Thủ quỹ' thời gian!

GD&TĐ - 'Bây giờ là mấy giờ rồi nhỉ?' - mỗi lần như vậy là tôi lại dành ra chút thời gian để 'hỏi ý kiến trợ giúp' của 'thủ quỹ' thời gian Casio...