Kon Tum chọn 3 huyện, TP thử nghiệm Chương trình GD Mầm non mới

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tỉnh Kon Tum là đại diện cho khu vực Tây Nguyên được chọn thực hiện triển khai việc thử nghiệm thí điểm Chương trình GDMN mới.  

Kon Tum thí điểm thử nghiệm Chương trình Giáo dục Mầm non mới.
Kon Tum thí điểm thử nghiệm Chương trình Giáo dục Mầm non mới.

Đảm bảo tính đa dạng

Kon Tum là tỉnh miền núi, biên giới phía bắc Tây Nguyên với 43 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 54%, có 7 dân tộc thiểu số tại chỗ. Toàn tỉnh hiện có 9 huyện, 1 thành phố với 13 xã biên giới, 3 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, 52 xã đặc biệt khó khăn. Năm học 2022 – 2023, Kon Tum có 133 trường mầm non, trong đó có 110 trường mầm non công lập và 23 trường ngoài công lập (22 trường tư thục và 01 trường mầm non dân lập), có 48 nhóm, lớp độc lập.

Kon Tum đã chọn 3 huyện, TP có trường mầm non thực hiện thử nghiệm đảm bảo các yếu tố đa dạng vùng miền và đặc điểm cư dân sinh sống. Đó là Tp Kon Tum, huyện miền núi, biên giới Sa Thầy; dân số chủ yếu là dân tộc tại chỗ như Gia Rai, Xê Đăng. Huyện Sa Thầy và huyện Ngọc Hồi có dân tộc tại chỗ chiếm 57% dân số gồm người Jeh, Xê Đăng, có đường biên giới chung với Lào và đường biên giới chung với Campuchia. Huyện Ngọc Hồi có 14 trường mầm non, trong đó có 11 trường công lập và 3 trường ngoài công lập.

Các cán bộ quản lý và giáo viên tham gia tập huấn thí điểm thử nghiệm Chương trình GDMN mới.

Các cán bộ quản lý và giáo viên tham gia tập huấn thí điểm thử nghiệm Chương trình GDMN mới.

Ngày 22/11/2022, Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum ban hành Công văn số 2419/SGDĐT-GDMNTH về việc thử nghiệm một số nội dung Chương trình GDMN mới, trong đó tham gia thử nghiệm có 3 huyện, thành phố với 6 trường mầm non thực hiện. Số lượng cán bộ quản lý và giáo tham gia thử nghiệm gồm: 3 cán bộ quản lý (CBQL) thuộc Sở GD&ĐT; 3 CBQL phòng GD&ĐT cấp huyện/thành phố, 2 CBQL và 8 GVMN thuộc trường tham gia thử nghiệm Chương trình GDMN mới.

Mỗi trường chọn nhóm, lớp tham gia thử nghiệm/đối chứng là 1 nhóm Nhà trẻ 24-36 tháng, 1 lớp Mẫu giáo 3 – 4 tuổi, 1 lớp Mẫu giáo 4 – 5 tuổi, 1 lớp Mẫu giáo 5- 6 tuổi. Theo đó, để đảm bảo đúng yêu cầu đánh giá, trẻ em tại lớp đối chứng, thực nghiệm bảo đảm đúng độ tuổi, trong đó, nhóm Nhà trẻ tối thiểu 15 trẻ; nhóm mẫu giáo 3-4 tuổi tối thiểu 20 trẻ; nhóm mẫu giáo 4-5 tuổi tối thiểu 20 trẻ; nhóm mẫu giáo 5-6 tuổi tối thiểu 25 trẻ.

Quá trình thử nghiệm

Để triển khai thử nghiệm thí điểm Chương trình GDMN mới, các cán bộ quản lý và giáo viên mầm non (CBQL, GVMN) đã được tập huấn chuẩn bị thử nghiệm Chương trình GDMN mới tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam từ ngày 1/11/2022 đến ngày 4/11/2022 trực tiếp tại Hà Nội gồm 7 CBQL, có1 CBQL cấp Sở, 3 CBQL cấp huyện/thành phố, 3 CBQL trường thực nghiệm và trực tuyến với 24 giáo viên mầm non (2 giáo viên/lớp thực nghiệm).

Chương trình GDMN mới được mong chờ đáp ứng yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ toàn diện hơn.

Chương trình GDMN mới được mong chờ đáp ứng yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ toàn diện hơn.

Việc tổ chức thử nghiệm tại địa phương sau đó đã được triển khai, cán bộ Sở GD&ĐT cùng Phòng GD&ĐT 3 huyện/thành phố tham gia thử nghiệm sau đợt tập huấn đã trao đổi với cán bộ Trung ương và 3 giảng viên của Trường CĐCĐ Kon Tum để xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc triển khai thử nghiệm Chương trình GDMN mới.

Đồng thời, Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum ban hành văn bản chỉ đạo công tác tổ chức chức thử nghiệm và họp thống nhất Kế hoạch thử nghiệm tới các huyện/thành phố. Thiết lập các nhóm làm việc để trao đổi, giám sát, hỗ trợ CBQL trường MN tham gia thử nghiệm Chương trình GDMN mới tại địa phương. Phân công nhiệm vụ các trường thử nghiệm thực hiện một số nội dung mới của Chương trình GDMN, các trường đối chứng thực hiện Chương trình GDMN hiện hành.

Cán bộ Sở GD&ĐT và Phòng GDĐT 3 huyện/thành phố trao đổi, định hướng, xây dựng kết quả mong đợi (KQMĐ) cho các độ tuổi theo hướng dẫn của Viện KHGD Việt Nam. Cùng với đó, phối hợp với CBQL, GVMN, đại diện cha mẹ trên địa bàn lấy ý kiến về kết quả mong đợi các độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo phù hợp với địa phương; thống nhất, điều chỉnh KQMĐ; gợi ý các chủ đề giáo dục/dự án (sản phẩm cấp tỉnh) và triển khai thực hiện thử nghiệm.

Thực tế triển khai thử nghiệm thí điểm Chương trình GDMN mới cho thấy. Trong việc xây dựng Kế hoạch giáo dục phù hợp với địa phương. Cán bộ chuyên môn Phòng GDĐT các huyện/thành phố phối hợp cùng CBQL, GVMN các trường tham gia thử nghiệm xây dựng kế hoạch thử nghiệm tại nhà trường; xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục theo Chương trình GDMN mới trên cơ sở kế hoạch chung của Sở GD&ĐT. Tuy nhiên, việc triển khai cho thấy còn nhiều khó khăn cần khắc phục ở giai đoạn 2.

Quá trình triển khai thử nghiệm Chương trình GDMN mới tại các đơn vị thử nghiệm có sự hỗ trợ từ cán bộ chuyên môn Phòng, Sở GDĐT, giảng viên Trường CĐCĐ KonTum và giám sát viên cấp Trung ương trực tiếp và online. GVMN, CBQL các trường điều chỉnh sản phẩm cấp trường sau mỗi hoạt động giáo dục đều nhận được các góp ý. Cán bộ Sở, Phòng GDĐT thường xuyên đến hỗ trợ, giám sát trực tiếp cho CBQL, GV ở các cơ sở GDMN tham gia thử nghiệm. Mỗi trường ít nhất có 6-8 lần được CBQL hỗ trợ trực tiếp (cả trong kế hoạch và kết hợp).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ