Kinh nghiệm xây dựng chương trình các môn tích hợp trên thế giới

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Khảo sát chương trình khoảng 20 nước của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho thấy, 100% các nước đều xây dựng chương trình theo hướng tích hợp.

Kinh nghiệm xây dựng chương trình các môn tích hợp trên thế giới

Một số nội dung trao đổi, làm việc của Bộ GD&ĐT căn cứ vào gợi ý của Đoàn giám sát tại Công văn số 452/ĐGS-GS có thông tin về kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng chương trình các môn học tích hợp.

Theo đó, thống kê của UNESCO (năm 1960 - 1974) có 208/392 chương trình môn Khoa học thể hiện quan điểm tích hợp ở các mức độ khác nhau. Nghiên cứu về khảo sát chương trình khoảng 20 nước của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho thấy 100% các nước đều xây dựng chương trình theo hướng tích hợp.

Môn Khoa học tự nhiên ở các nước khác nhau, ở từng cấp học nội dung được cấu trúc và tích hợp với mức độ khác nhau.

Cấp tiểu học: đa số các nước đều tích hợp các nội dung Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí tự nhiên, môi trường, sức khỏe, con người... tạo thành môn học mới có tên là môn Khoa học.

Cấp THCS: nhiều nước trên thế giới (Nhật Bản, Hàn quốc, Hoa kỳ, Anh, Úc...) có xu hướng tích hợp các môn học thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên như Vật lí, Hóa học, Sinh học thành môn học mới với hình thức tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn, với các mức độ khác nhau.

Ở Úc, môn Khoa học bắt đầu từ lớp 1 đến lớp 10. Chương trình môn Khoa học bao gồm ba nhánh: Hiểu biết khoa học, Khoa học là sự nỗ lực của con người và Tìm hiểu khoa học.

Ở cấp THCS, nhánh Hiểu biết về khoa học được xây dựng dựa trên sự tích hợp của bốn mạch nội dung: Sinh học, Vật lí, Hóa học và Khoa học trái đất và bầu trời.

Trong mỗi nội dung kiến thức khoa học, việc hiểu biết về khoa học của học sinh được xây dựng tích hợp/ gắn liền với hiểu biết về những nỗ lực trong nghiên cứu khoa học và cách tìm hiểu khoa học của con người nói chung, người Úc nói riêng. Một số nội dung trong mỗi mạch có thể được tích hợp với nội dung của mạch khác.

Ở Singapore, Chương trình môn Khoa học được xây dựng xung quanh các ý tưởng cốt lõi, những ý tưởng chắt lọc của khoa học. Các ý tưởng cốt lõi giúp học sinh thấy được sự gắn kết và liên kết khái niệm bên trong và xuyên suốt các phân môn khoa học khác nhau (Sinh học, Hóa học và Vật lí).

Ở cấp THCS, chương trình môn Khoa học gồm các chủ đề được xây dựng từ các ý tưởng cốt lõi là: tính đa dạng, mô hình, tương tác và hệ thống. Mỗi một chủ đề được triển khai theo ba thành phần liên quan: (1) cái gì - mô tả phạm vi của chủ đề; (2) tại sao - cung cấp mục đích nghiên cứu chủ đề này; (3) cách thức - minh họa trải nghiệm học tập và bối cảnh cho trải nghiệm tích hợp mà học sinh có thể hòa mình vào.

Ảnh minh họa/ITN.

Ảnh minh họa/ITN.

Bên cạnh đó, một số nước khác (Đức, Nga, Trung Quốc, ...) thực hiện quan điểm tích hợp nhưng không tạo môn học mới. Bên cạnh các phân môn riêng Vật lí, Hoá học, Sinh học có chủ đề có nội dung tích hợp, khai thác sự hỗ trợ giữa các môn, cũng như loại bỏ những nội dung trùng lặp.

Cụ thể như chương trình khung tạm thời các môn Khoa học của CHLB Đức, ở cuối cấp THCS (lớp 8, 9) còn có hệ thống chủ đề tự chọn như: năng lượng, ô nhiễm không khí,... Nhóm học sinh sẽ chọn một trong số các chủ đề để tiến hành nghiên cứu theo dự án.

Trong chương trình của Nga, Anh có 2 loại chương trình tích hợp: môn Khoa học và các môn riêng biệt. Nhóm môn khoa học bao gồm 3 phân môn Vật lí, Hóa học, Sinh học độc lập; tích hợp được thực hiện ở phần khai thác sự hỗ trợ kiến thức giữa các môn cũng như lồng ghép một số nội dung của các môn học khác có liên quan.

Ví dụ: Phần Oxi- không khí trong môn Hóa học có thể lồng ghép hiện tượng hô hấp trong môn Sinh học, phần khí quyển trong địa lý tự nhiên.

Môn khoa học xã hội, ở các nước khác nhau, mức độ tích hợp cũng khác nhau. Ví dụ, các nước Nhật Bản, Ôxtrâylia, Hàn Quốc, Singapore,… các nội dung địa lí, lịch sử, kinh tế, xã hội, giáo dục công dân được kết hợp với nhau tạo thành một môn học có tên Nghiên cứu xã hội (hoặc môn Xã hội, môn Nghiên cứu xã hội và môi trường). Môn học này được dạy từ tiểu học đến THCS.

Ở Pháp, môn Lịch sử, Địa lí được kết hợp thành một môn song vẫn gồm hai phần và giữa chúng có sự phối hợp chặt chẽ. Ở Ấn Độ, CHLB Đức,… Lịch sử, Địa lí là những môn học riêng biệt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.