Kinh nghiệm và giải pháp nâng tầm chính sách dân tộc ở Điện Biên

GD&TĐ - Sau 5 năm thực hiện chính sách dân tộc, Điện Biên đã đúc rút bài học, đưa ra giải pháp để giảm nghèo, phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số.

Việc giữ gìn và phát triển các nghề truyền thống của đồng bào DTTS được chú trọng.
Việc giữ gìn và phát triển các nghề truyền thống của đồng bào DTTS được chú trọng.

Bốn bài học kinh nghiệm từ thực tiễn

Từ thực tiễn triển khai các chính sách dân tộc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Điện Biên đã rút ra bốn bài học kinh nghiệm để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả trong thời gian tới.

Đầu tiên, cần tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể trong tổ chức thực hiện công tác dân tộc. Các chính sách dân tộc phải được gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững. Tuyên truyền, vận động là việc làm thường xuyên, cần sự kiên trì và lâu dài.

Việc đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền cần phù hợp với phong tục, tập quán, trình độ nhận thức ở từng địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), giúp bà con nắm rõ và thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Cần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và phát huy vai trò của những người có uy tín, già làng, trưởng bản trong cộng đồng.

bai-hoc-kinh-nghiem-1.jpg
Công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào DTTS được gắn với việc khai thác những tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương.

Thứ hai, cán bộ là yếu tố then chốt trong quản lý và chỉ đạo công tác dân tộc. Vì vậy, cần quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị vùng DTTS, từ cấp tỉnh đến cơ sở. Việc này cần được thực hiện đồng bộ từ khâu quy hoạch, đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ phù hợp với năng lực, sở trường.

Thứ ba, cần tập trung giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, giảm nghèo và cải thiện đời sống cho đồng bào DTTS.

Việc này phải gắn liền với khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương. Cần sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, lồng ghép nguồn lực để xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả và bền vững.

Đặc biệt, phải phát huy nội lực từ chính cộng đồng, coi nội lực là yếu tố quyết định chất lượng phát triển.

Thứ tư, phát huy dân chủ cơ sở và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Cán bộ phải gần dân, bám sát thực tế, nói ngắn gọn để dân dễ hiểu, làm gương để dân tin và noi theo. Khi dân đã tin, mọi chính sách và phong trào đều sẽ được thực hiện hiệu quả.

Mục tiêu và giải pháp lâu dài

Tình hình thực tế cho thấy công tác dân tộc trong những năm tới còn rất nhiều nhiệm vụ quan trọng.

Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và đồng bào các dân tộc ở Điện Biên đã xác định rõ mục tiêu: Phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS một cách toàn diện, nhanh, bền vững; giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc; giảm vùng đặc biệt khó khăn; từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa giá trị kinh tế cao.

Tỉnh sẽ ưu tiên phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người DTTS, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đảm bảo an ninh, quốc phòng. Mục tiêu cao nhất là củng cố sức mạnh đại đoàn kết, giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng xã hội ngày càng văn minh.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên, để khắc phục những hạn chế, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trước hết là nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, tập trung phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS.

Cần đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục, duy trì tỷ lệ học sinh đến trường, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp đạt chuẩn quốc gia.

bai-hoc-kinh-nghiem-3.jpg
Việc hỗ trợ người dân phát triển các mô hình nông nghiệp sạch được các cấp chính quyền địa phương quan tâm.

Tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả các nguồn vốn, nhất là vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới. Chú trọng quy hoạch và quản lý đô thị, đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng và chỉnh trang đô thị.

Công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh để nâng cao nhận thức về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa,” xây dựng và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa ở cơ sở.

Tại Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô thống nhất cao với những mục tiêu và giải pháp thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2024 - 2029 được nêu trên.

Ông Lê Thành Đô tin tưởng rằng, với sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền và tinh thần đoàn kết của đồng bào, nhân dân các dân tộc, Điện Biên đang trên hành trình xây dựng vùng đất giàu đẹp, văn minh.

Những nỗ lực không ngừng hứa hẹn góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì một Việt Nam phát triển bền vững và thịnh vượng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tranh biện giúp trẻ có khả năng giao tiếp tốt và tư duy logic. Ảnh: INT

Bí quyết dạy trẻ tranh biện hiệu quả

GD&TĐ - Để có thể sở hữu kỹ năng tranh biện, trẻ cần lưu ý tới một số yếu tố như lựa chọn chủ đề, đưa ra lập luận vững chắc, lý lẽ thuyết phục...