Vùng cao Tủa Chùa giảm nghèo nhờ chính sách dân tộc

GD&TĐ - Huyện Tủa Chùa (Điện Biên) nỗ lực thực hiện chính sách dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.

Nhờ triển khai hiệu quả Chương trình MTQG đời sống của đồng bào DTTS huyện Tủa Chùa ngày càng được nâng lên.
Nhờ triển khai hiệu quả Chương trình MTQG đời sống của đồng bào DTTS huyện Tủa Chùa ngày càng được nâng lên.

Cụ thể hóa mục tiêu

Tủa Chùa là một trong huyện nghèo nhất của tỉnh Điện Biên với tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm 95%. Toàn huyện có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Mông chiếm hơn 70%. Số hộ nghèo, cận nghèo còn chiếm tỷ lệ cao.

Những năm qua, huyện Tủa Chùa đã cụ thể hóa các chính sách dân tộc hỗ trợ phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Các dự án, chính sách đã được tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả tạo được những chuyển biến rõ nét trong vùng đồng bào DTTS. Từ đó, nhiều mô hình sinh kế được triển khai, nhân rộng và tạo được sức lan tỏa trong vùng đồng bào DTTS.

Ông Thào A Lử, Trưởng phòng Dân tộc huyện Tủa Chùa cho biết: “Công tác dân tộc thời gian qua đã góp phần tích cực làm thay đổi rõ nét quyền bình đẳng giữa các dân tộc ngày càng được thể chế hóa và thực hiện trên thực tế các lĩnh vực của đời sống. Qua đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng lên từng bước, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt”.

a1.jpg
Mô hình nuôi dê hỗ trợ sinh kế hiệu quả cho nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Tủa Chùa.

Cũng theo ông Lử, công tác xóa đói, giảm nghèo đạt được kết quả khả quan. Đời sống của đồng bào các dân tộc được cải thiện đáng kể. Việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 và chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới trong giai đoạn này đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức của cán bộ và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

Với tổng kinh phí giao gần 83 tỷ đồng, huyện đã thực hiện đầu tư 49 công trình; 8 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị (mít Thái Lan, chanh leo, sa nhân, xoài Đài Loan); 4 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất… Các dự án, chương trình được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Đến hết năm 2023, bình quân các xã của huyện Tủa Chùa đạt gần hơn 11/19 tiêu chí (tăng 2,18 tiêu chí so với năm 2020). Trong đó, 3 xã: Mường Báng, Mường Đun, Tủa Thàng cơ bản đạt từ 12 - 14 tiêu chí. Toàn huyện có 5 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới.

Phát huy hiệu quả nguồn vốn

Giai đoạn 2019 - 2024, huyện Tủa Chùa được thụ hưởng nhiều chương trình, dự án, chính sách. Trong đó có chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Với tổng nguồn vốn giao 153,823 tỷ đồng, huyện Tủa Chùa đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện hỗ trợ téc nước cho 2.096 hộ nghèo khó khăn về nước sinh hoạt; xây mới 12 công trình nước sinh hoạt, trường học, chợ, đường giao thông; duy tu, sửa chữa 13 công trình; triển khai 35 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng...

Cùng với đó, để nâng cao đời sống cho bà con DTTS, các tổ chức chính trị, xã hội ở huyện đã hướng dẫn cho người dân được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư phát triển kinh tế.

Xã Trung Thu, huyện Tủa Chùa có 98% dân số là người DTTS được thụ hưởng từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó có chính sách đầu tư, hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế. Từ những chương trình này, người dân được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ như: giống cây trồng, vật nuôi, được hướng dẫn để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó, người dân có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

Năm 2020, gia đình Anh Thào A Vừ, thôn Bản Phô, xã Trung Thu được hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, chuyển giao khoa học - kỹ thuật. Sau khi được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ, anh Vừ đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi lợn sinh sản, lợn thịt. Do tuân thủ chặt chẽ quy trình chăn nuôi và phòng bệnh nên vật nuôi ít mắc bệnh hơn so với chăn thả truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế.

Anh Thào A Vừ chia sẻ: “Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi có lợi nhuận gần 200 triệu đồng. Nhờ sử dụng tốt nguồn vốn vay, người dân chúng tôi có cơ hội làm giàu, xóa đói, giảm nghèo. Cùng với đó, có cơ hội tìm kiếm và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế khác”.

Cùng với nỗ lực thực hiện tốt các chủ trương chính sách đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, huyện Tủa Chùa tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm và nhu cầu lao động. Từ đó, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo và tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo trong đồng bào DTTS; chuyển giao khoa học kỹ thuật phát triển sản xuất.

Ông Thào A Lử cho biết: “Từ các chương trình, chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS, người dân được tiếp cận nguồn vốn, cây con giống và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế gia đình nâng cao thu nhập. Đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 35,2%, giảm 15% so với năm 2019”.

Thông qua thực hiện linh hoạt, hiệu quả các chính sách dân tộc, huyện Tủa Chùa đã từng bước nâng cao đời sống cho hộ nghèo, cận nghèo, đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS. Từ đó góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.