Kinh nghiệm ôn - luyện thi THPT quốc gia 2016 môn Toán

GD&TĐ - Nhằm giúp thầy cô, thí sinh học ôn, làm bài môn Toán thi THPT quốc gia 2016, báo Giáo dục và Thời đại giới thiệu bài viết của tiến sĩ Nguyễn Sơn Hà - Giáo viên Trường THPT Chuyên ĐHSP Hà Nội với những chia sẻ chi tiết về lưu ý chung trong ôn luyện, giải pháp ôn tập từng chuyên đề Toán học cụ thể.
Kinh nghiệm ôn - luyện thi THPT quốc gia 2016 môn Toán

Bài 1: Lưu ý chung khi ôn luyện Toán thi THPT quốc gia

Khi ôn tập môn Toán trước kỳ thi THPT quốc gia 2016, thí sinh cần lưu ý những nội dung quan trọng dưới đây:

Giảm bớt thời gian ôn tập một số nội dung khi ngày thi sắp đến

Học sinh cần biết nội dung giảm tải môn toán THPT theo Công văn số 5842 BGDĐT–VP ngày 01/9/2011 của Bộ GD& ĐT. Ngoài ra, có những nội dung ở sách giáo khoa ban nâng cao nhưng lại không có trong sách giáo khoa ban cơ bản như:

Giải và biện luận hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng cách sử dụng định thức, phương trình của đường hypebol, phương trình của đường parabol, công thức xác định khoảng cách từ một điểm trên đường elip đến tiêu điểm của đường elip, đường chuẩn của đường cônic (Toán 10);

Biến ngẫu nhiên rời rạc, định nghĩa thống kê của xác suất (Toán 11); đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số, khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm bậc hai trên bậc nhất, sự tiếp xúc của hai đường cong, hệ phương trình mũ và hệ phương trình lôgarit;

Tính thể tích của khối tròn xoay khi quay hình phẳng quanh trục Oy, dạng lượng giác của số phức, phương trình bậc hai có hệ số không phải là số thực, công thức tính diện tích của một hình bình hành trong không gian tọa độ, công thức tính thể tích của một khối hộp trong không gian tọa độ (Toán 12).

Không lệ thuộc hoàn toàn vào ma trận đề thi của những năm trước

Thí sinh cần chủ động ôn tập nhiều chuyên đề trong sách giáo khoa môn Toán, không lệ thuộc hoàn toàn vào ma trận đề thi của những năm trước. Cấu trúc đề thi ổn định nhưng có thể không cố định, Bộ GD& ĐT không ban hành văn bản về cấu trúc đề thi. Đề thi phân hóa ở 4 mức độ khác nhau:Nhận biết – thông hiểu – vận dụng – vận dụng cao.

Mặc dù có 4 mức độ phân hóa rõ rệt trong đề thi nhưng ma trận đề thi các năm có thể thay đổi. Cùng một cấu trúc đề thi được thể hiện ở các chủ đề, có thể có nhiều ma trận đề thi khác nhau tương ứng với những cách phân bố điểm khác nhau và đòi hỏi mức độ nhận thức khác nhau ở mỗi chủ đề.

Năm 2016, Bộ GD&ĐT thông báo có 40% câu hỏi nâng cao trong đề thi nhưng không có văn bản quy định câu hỏi nâng cao thuộc những chủ đề nào. Thi cử là một khâu đột phá trong đổi mới giáo dục, xu hướng dạy học chú trọng phát triển năng lực người học, dạy học tích hợp liên môn đang được ngành Giáo dục quan tâm.

Vì vậy, có thể xuất hiện câu hỏi ở mức độ vận dụng hoặc vận dụng cao trong đề thi nhằm đánh giá khả năng vận dụng toán học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn hoặc trong môn học khác.

Học sinh nên xem lại câu 9 - đề dự bị thi THPT quốc gia môn Toán năm 2015 để biết thêm về một yêu cầu mới lạ so với nhiều đề thi chính thức của các năm trước, xem lại 3 đề thi của Bộ GD&ĐT năm 2015 (đề minh họa, đề chính thức và đề dự bị) để thấy rằng ma trận của các đề không hoàn toàn giống nhau.

Không thừa nhận kiến thức ngoài sách giáo khoa để giải bài tập

Thí sinh cần nắm vững những công thức được đưa vào sách giáo khoa phổ thông, không thừa nhận kiến thức ngoài sách giáo khoa để giải bài tập. Bộ GD&ĐT không ban hành quy định về những kiến thức ngoài sách giáo khoa được sử dụng trong kì thi THPT quốc gia.

Vì vậy, học sinh cần hệ thống lại các công thức toán trong sách giáo khoa để nắm những kết quả nào được thừa nhận khi đi thi. Nếu học sinh vận dụng kết quả ngoài sách giáo khoa để làm bài tập thì cũng cần phải học lại cả cách chứng minh các kết quả đó.

Dành nhiều thời gian tự học, tự rèn luyện kĩ năng

Học sinh cần chú ý tự học, tự rèn luyện kĩ năng trình bày, kĩ năng tính toán. Khi học sinh làm bài thi, có thể xảy ra nhiều tình huống bất ngờ: học sinh quên những kiến thức mà mình đã hiểu trong quá khứ, học sinh không thể tìm ra đáp số đúng mặc dù biết cách giải, học sinh nghĩ đúng nhưng viết nhầm và không phát hiện ra lỗi đó,…

Học sinh có thể tham khảo thêm tài liệu của tác giả: Bồi dưỡng năng lực thi THPT quốc gia qua đề tham khảo môn Toán (Nguyễn Sơn Hà-chủ biên, Hoàng Đức Nguyên, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm).

 Bài 2: Chủ đề Hàm số và ứng dụng

Cô trò Trường THPT Quang Trung, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ảnh: INT

Bàn về tính lý luận văn học

GD&TĐ - Lý luận văn học tồn tại như một môn học độc lập ở một số trường đại học; nó cũng là một phân môn cho sinh viên và học sinh THPT thế hệ trước.
Một trang Confession của sinh viên Đà Nẵng. Ảnh: Facebook

Giới hạn nào cho Confession?

GD&TĐ - Confession vẫn tồn tại và vẫn có thể gây rắc rối cho sinh viên nếu họ không biết cách sử dụng...
Cô trò Trường THCS Bế Văn Đàn (Đống Đa, Hà Nội) trong giờ học. Ảnh: NTCC

Khâu đột phá để phát triển giáo dục

GD&TĐ - Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, CBQL GD chính là khâu đột phá, then chốt có tính quyết định để thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục...