Theo các thầy cô tổ Toán Trường THPT Đại Ngãi (Sóc Trăng), trước tiên học sinh phải thay đổi cách học, phải nắm thật kĩ kiến thức cơ bản và mối liên quan giữa các kiến thức với nhau. Giáo viên phải tóm kiến thức theo từng chủ đề và cho học sinh thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau.
Nội dung cụ thể được các thầy cô tổ Toán, Trường THPT Đại Ngãi hướng dẫn như sau:
Khảo sát hàm số
Phần khảo sát hàm số học sinh cần nắm:
Thứ nhất: Nhận dạng đồ thị của ba hàm số trong các trường hợp:
Thứ 2: Cực trị của hàm số:
Thứ 3: Đường tiệm cận
Đối với hàm hữu tỉ, hướng dẫn học sinh nhìn ra ngay các đường tiệm cận dựa vào hệ số của bậc ở tử và mẫu.
Đối với các hàm số khác, học sinh có thể dùng máy tính bỏ túi để tính giới hạn rồi suy ra các đường tiệm cận.
Học sinh phải hiểu và vận dụng tốt hơn khái niệm đường tiệm cận để giải quyết những dạng bài tập như câu 9 của đề minh họa. Ngoài ra, ở phần này giáo viên phải lưu ý cho học sinh về tâm đối xứng và trục đối xứng của các hàm số, kĩ năng đọc đồ thị hàm số để giải quyết bài toán biện luận theo m số nghiệm của một phương trình cho trước, kĩ năng sử dụng máy tính để xét sự đồng biến, nghịch biến và tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số.
Hàm số lũy thừa
Học sinh phải nắm chắc các khái niệm, nhất là các điều kiện kèm theo, phải nhớ các điều kiện của từng công thức và các tính chất của hàm số này. Cần cho học sinh phân biệt rõ giữa hàm số lũy thừa và hàm số mũ.
Đối với hàm số lũy thừa cần nắm các tính chất là:
Hàm số mũ
Học sinh cần nắm các tính chất cơ bản như:
Hàm số lôgarit
Học sinh cần nắm các tính chất cơ bản như:
Những lưu ý quan trọng
Ngoài việc nắm các kiến thức cơ bản của hàm số mũ và hàm số lôgarit, các thầy cô tổ Toán Trường THPT Đại Ngãi lưu ý học sinh phải biết vận dụng tính đồng biến, nghịch biến của hai hàm số này để giải các bất phương trình mũ hay bất phương trình lôgarit, hoặc kiểm tra tính đúng sai của một bất đắng thức. Ví dụ như câu 20 của đề minh họa.
Đặc biệt đối với hai hàm số mũ và lôgarit, học sinh cần thấy sự khác nhau và giống nhau giữa hai hàm này, nếu không khi làm bài học sinh rất dễ nhầm lẫn.
Vì vậy, sau khi dạy xong hai khái niệm này, giáo viên nên cho học sinh làm bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau của hai hàm số.
Để trang bị cho học sinh chuẩn bị cho kì thi sắp tới, ngoài việc hệ thống kiến thức cơ bản của chương, giáo viên còn phải tập cho học sinh các kĩ năng khác như:
Cần lựa chọn nhanh và chính xác các đáp án vì các đáp án gần giống nhau có thể gây nhầm lẫn. Để làm được việc này, giáo viên cần luyện tập hàng ngày cho học sinh việc đọc và hiểu nhanh các câu hỏi và đáp án; phân tích cho học sinh thấy những sai lầm khi làm bài; phải luyện tập thói quen làm bài trắc nghiệm và kĩ năng dùng máy tính cầm tay hàng ngày; biết khắc phục một số lỗi khi sử dụng máy tính, nếu không học sinh sẽ lúng túng khi làm bài gây mất thời gian; biết dùng phương pháp loại suy các đáp án.
Sau khi nắm chắc các khái niệm và mối liên quan giữa các khái niệm thì tiếp tục cho học sinh thấy được ý nghĩa hình học và ý nghĩa vật lý của các khái niệm để giải quyết các bài toán có tính liên môn và ứng dụng thực tế, ví dụ như: bài toán lãi kép, sự phân rã của các chất phóng xạ hay là sự gia tăng dân số... như câu 21 của đề minh họa.