Quá trình kéo sán giun ra khỏi miệng bệnh nhân.
Theo một bài báo đăng trên Tạp chí Y tế New England tuần vừa qua, bác sĩ Cyriac Phillips cho biết một bệnh nhân 48 tuổi đã phải nội soi đại tràng sau 2 tháng đau bụng âm ỉ và kết quả xét nghiệm cho thấy huyết sắc tố tập trung nhiều trong máu của bệnh nhân.
Trong khi nội soi đại tràng, bác sĩ Phillips phát hiện ra một phần của con sán dây. Các bác sĩ kết luận bệnh nhân đã bị nhiễm sán dây và tiến hành nội soi trong bụng bệnh nhân để xem ruột kỹ hơn.
Trong quá trình nội soi, bác sĩ Phillips cùng đội của ông nhìn thấy hình ảnh một sinh vật ký sinh thân dài ở trong ruột của bệnh nhân. Xác định được vị trí của con sán dây, một nhóm các nhà vật lý học tại Viện Khoa học bệnh viện Gan và Mật ở New Delhi đã dùng kẹp y tế fooc xép lôi con sán ra khỏi bụng bệnh nhân trên qua đường miệng.
Các bác sĩ đã đo được độ dài của con sán dây trú ngụ trong ruột bệnh nhân lên tới gần 1,9 m và thuộc loại Sán dải heo. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh dịch, một con sán trưởng thành có thể dài từ 2 đến 7 m.
Bác sĩ Phillips chia sẻ: “Lúc đầu chúng tôi không xác định được độ dài của con sán. Khi kéo nó ra khỏi miệng bệnh nhân, nó dài mãi không ngừng. Chúng tôi đã phải mất tới 1 tiếng 15 phút mới kéo hết con sán ra khỏi bệnh nhân. Đây là lần đầu tiên tôi gặp trường hợp sán dài như vậy”.
Sau khi tiến hành loại bỏ sán, bác sĩ cũng kê đơn thuốc diệt giun sán để tiêu diệt trứng cũng như ấu trùng còn sót lại trong ruột bệnh nhân.
Các trường hợp nhiễm sán dây thường do bệnh nhân ăn phải trứng sán, qua thức ăn, nguồn nước bị nhiễm khuẩn.