Kiểu ăn uống nhiều người mắc dịp Tết khiến người đàn ông suýt thiệt mạng khi ngủ

Gần đây, Bệnh viện thứ ba ở Dư Hàng đã tiếp nhận một bệnh nhân nam bị “đóng băng” do hạ thân nhiệt. Nhiệt độ cơ thể của người đàn ông chỉ ở mức 27 độ C.

Kiểu ăn uống nhiều người mắc dịp Tết khiến người đàn ông suýt thiệt mạng khi ngủ

Nam bệnh nhân tên Lin, 72 tuổi rất thích uống rượu. Mỗi bữa ăn ông đều uống rượu và uống rất say. Một buổi trưa, sau khi ăn và uống rượu, ông đã quay về phòng ngủ.

Buổi chiều, khi một vài người bạn của ông tới tìm thì thấy ông Lin không đắp chăn, nằm ngủ say, gọi mãi cũng không chịu dậy. Khi sờ vào người, họ thấy toàn thân ông lạnh toát nên mau chóng đưa tới bệnh viện Dư Hàng.

kieu an uong an uong nhieu nguoi mac dip tet khien nguoi dan ong suyt thiet mang khi ngu - 1

Tại phòng cấp cứu, bác sĩ nhận thấy cơ thể ông Lin nhợt nhạt, đo nhiệt độ thấy thân nhiệt chỉ ở mức 27 độ C, huyết áp chỉ là 50/35mmHg.

Theo các triệu chứng của ông lão, ban đầu bác sĩ chẩn đoán bị hạ thân nhiệt. Sau khi điều trị khẩn cấp, ông Lin đã được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) để tiếp tục cứu chữa.

Do ý thức của Lin không rõ ràng và nhiệt độ cơ thể thấp đến mức nghiêm trọng, các triệu chứng khó thở có thể đe dọa đến tính mạng bất cứ lúc nào. Bác sĩ ngay lập tức lấy chăn sưởi ủ ấm cho bệnh nhân, giúp máu lưu thông cơ thể.

Sau 5 giờ điều trị, ông Lin đã qua cơn nguy kịch, huyết áp tăng dần và từ từ tình dậy. Sau đó, ông Lin mới kể lại rằng sau khi uống rượu, ông thấy mệt nên đã lên giường nằm và ngủ thiếp đi mà quên không đắp chăn. Ông không ngờ rằng bản thân ở trong nhà mà lại có thể suýt chút nữa bị “đóng băng”.

kieu an uong an uong nhieu nguoi mac dip tet khien nguoi dan ong suyt thiet mang khi ngu - 2

Nhiệt độ cơ thể bình thường của một người thường khoảng 36°C đến 37°C. Khi cơ thể ở trong môi trường nhiệt độ thấp, sự mất nhiệt nhanh hơn tốc độ sản sinh nhiệt của cơ thể và nhiệt độ trung tâm cơ thể (ở trực tràng, thực quản và ống tai) thấp hơn 35°C, được gọi là hội chứng hạ thân nhiệt.

Hạ thân nhiệt có thể được chia thành nhẹ (nhiệt độ cơ thể 35-32°C), vừa phải (nhiệt độ cơ thể 32-28°C) và nghiêm trọng (nhiệt độ cơ thể dưới 28°C). Hạ thân nhiệt nhẹ có thể gây chóng mặt, đói, buồn nôn, thở nhanh, khó nói, mệt mỏi, nhịp tim nhanh và các khó chịu khác.

Triệu chứng phổ biến nhất là run, có nghĩa là cơ bắp đang sinh nhiệt. Trong tình trạng hạ thân nhiệt từ trung bình đến nặng, hơi thở sẽ chậm lại, mạch đập yếu, lời nói không rõ ràng, hành động không được phối hợp, không tập trung, buồn ngủ hoặc thậm chí mất ý thức. 

Nếu nhiệt độ cơ thể xuống dưới thấp nữa xảy ra trong khi thức dậy, nó có thể khiến mọi người cảm thấy nóng nực và cởi quần áo, cuối cùng làm tăng tốc độ tử vong. 

Giống như ông Lin đã bị hạ thân nhiệt nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể bị ngừng tim đột ngột, đe dọa đến tính mạng.

kieu an uong an uong nhieu nguoi mac dip tet khien nguoi dan ong suyt thiet mang khi ngu - 3

Mùa đông là thời điểm dễ bị hạ thân nhiệt, vì vậy hãy giữ ấm. Đặc biệt đối với người cao tuổi vốn không nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ nên mặc quần ấm đầy đủ, không ở bên ngoài thời tiết lạnh quá lâu, nhiệt độ trong nhà nên được giữ ở khoảng 20°C, có thể thực hiện một số biện pháp làm ấm trong khi ngủ, như chăn điện, túi sưởi, uống nước ấm, ăn một số thực phẩm có hàm lượng calo cao (như thịt cừu, thịt gà, gan lợn,...).

Đặc biệt, không nên uống nhiều rượu kể cả người già hay trẻ. Dịp Tết sắp đến nên mọi người thường ăn uống, tụ tập và khó tránh khỏi việc uống rượu. Nhiều người nghĩ rằng việc uống rượu sẽ làm nóng cơ thể nhưng thực tế không phải. 

Theo Live Science, khi uống nhiều rượu, rượu làm cho các mạch máu dưới da nở ra, máu tập trung ở vùng ngoại vi thay vì ở trung tâm. Nhiệt độ cơ thể của ta không thực sự thay đổi mà chỉ phân phối lại nhiệt. 

Cơ thể người uống rượu cho rằng nhiệt độ đang tăng lên nên bắt đầu đổ mồ hôi để giảm nhiệt, điều này có thể dẫn tới hạ thân nhiệt, thêm vào đó thời tiết lạnh sẽ càng gây nguy hiểm hơn.

Theo eva.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ