Kiểm tra, đánh giá hướng tới phát triển năng lực học sinh

GD&TĐ - Với tinh thần việc kiểm tra, đánh giá không chỉ dừng ở kiến thức và kỹ năng học sinh học được, mà phải kiểm tra được khả năng và mức độ vận dụng, các trường phổ thông ở Đà Nẵng đã bắt đầu hướng đến việc thiết kế các câu hỏi theo hướng phát triển năng lực học sinh, chứ không kiểm tra đơn thuần kiến thức trong sách.

Học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền, Đà Nẵng trong một tiết học
Học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền, Đà Nẵng trong một tiết học

Chú trọng tiết trả bài

Thầy Nguyễn Duy Khánh - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hiền (TP Đà Nẵng) cho biết, với chủ trương hướng tới sự phát triển năng lực của người học, Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu giáo viên phải rất chú trọng đến tiết trả bài kiểm tra. “Trong chấm – trả bài cho học sinh (HS), ngoài phải đúng thời gian quy định, chậm nhất là 2 tuần sau khi kiểm tra, thi, giáo viên phải trả bài cho HS; và phải có nhận xét, đánh giá cụ thể, chỉ ra được những lỗi sai, cũng như hướng khắc phục.

Nhà trường chủ trương làm sao để từ phương pháp kiểm tra, đánh giá, HS có thể tìm được phương pháp học phù hợp. Tiết trả bài đồng thời cũng là cơ hội để giáo viên nhìn lại quá trình dạy học của mình, điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp”. Trường THPT Nguyễn Hiền cũng chủ trương các giáo viên bộ môn phải dần hình thành cho HS tự đánh giá lẫn nhau, thông qua cách tổ chức làm việc nhóm và tự đánh giá khả năng của mình. “Đây là cách để tạo cho HS tư duy phản biện, cũng như phát huy tính tích cực, chủ động của HS” - thầy Khánh nhấn mạnh.

Trường THPT Nguyễn Hiền cũng tiến hành tổ chức kiểm tra một tiết các môn Toán, Ngữ văn, Anh văn theo đề chung cho toàn khối.

Xây dựng ma trận đề

Ra đề theo hướng mở, đưa thực tiễn cuộc sống vào đề thi đã không còn là điều quá mới mẻ ở nhiều trường phổ thông. Thầy Phan Hùng - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) cho biết, nhà trường chủ trương hạn chế đến mức thấp nhất việc ra đề theo kiểu học thuộc. Ngay như môn Ngữ văn, bao giờ cũng có một câu theo dạng nghị luận xã hội để giáo dục kỹ năng, thái độ của HS, thông qua việc cho các em phát biểu quan điểm, suy nghĩ của cá nhân.

Ngoài ra, theo tinh thần chỉ đạo của Sở GD&ĐT Đà Nẵng, Ban giám hiệu Trường THPT Trần Phú đã hướng dẫn cho các tổ chuyên môn ra đề kiểm tra theo hướng phân hóa cao. Ngoài một số môn của lớp 12 thi chung theo đề thi của Sở GD&ĐT, cấu trúc đề kiểm tra, đề thi học kỳ phải đảm bảo có các mức độ: đánh giá nhận biết, thông thạo, vận dụng vào thực tiễn. Việc này được thể hiện trong ma trận câu hỏi, GV phải thiết kế các câu hỏi sao cho đảm bảo được yêu cầu phân hóa trình độ học sinh.

“Trong xây dựng ma trận đề, Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn cần có những câu hỏi có tính ứng dụng thực tiễn và ứng dụng liên môn. “Từ thực tế đề thi của các môn trong kỳ thi THPT quốc gia, chúng tôi thống nhất trong các tổ chuyên môn khi xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập trong các chương, bài, cần phải đảm bảo khoảng 40% câu hỏi nâng cao dành cho thí sinh xét tuyển CĐ, ĐH; mức độ khó cũng phải tăng dần lên để HS thích ứng”.

HS Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TPHCM
HS Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TPHCM

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.