Kịch tính “đường đua” giữa vắc-xin và Covid-19

GD&TĐ - Virus nCoV đang lây lan với tốc độ chóng mặt, không thể kiểm soát tại nhiều nơi trên thế giới do những biến chủng mới có mức độ nguy hiểm ngày càng cao như Alpha, Delta.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Trong khi đó, khả năng phân phối vắc-xin phòng Covid-19 trên toàn cầu đang tụt lại trong cuộc đua này.

Đây là ý kiến của ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong cuộc họp báo ngày 14/4. Điều này đồng nghĩa rủi ro đang tăng lên với những người không được bảo vệ, chiếm phần lớn dân số thế giới.

Kết quả nghiên cứu của WHO cho thấy, các quốc gia châu Phi hiện có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao hơn so với các quốc gia khác. Điều này tỷ lệ ngược với số ca nhiễm tại khu vực này, vốn ít hơn các khu vực khác và mức độ lây nhiễm đã chững lại trong vài tuần qua.

Kế hoạch tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 của các nước châu Phi luôn tụt lại so với các quốc gia khác trên thế giới với chưa đầy 2% dân số được tiêm đủ 2 liều vắc-xin. Nổi cộm nhất trong khu vực hiện là quốc gia Uganda, nơi ghi nhận làn sóng Covid-19 thứ 3.

Trong một tháng, các ca nhiễm tại quốc gia này tăng vọt 2.800% trong khi vắc-xin và oxy đều cạn kiệt. Các bệnh viện không thể tiếp tục nhận bệnh nhân do số lượng đã quá tải. Bóng ma có thể đang dần rút khỏi Ấn Độ nhưng lại bủa vây các quốc gia đói, nghèo, không có cơ hội tiếp cận vắc-xin trên thế giới.

Sau hội nghị thượng đỉnh, các nước G7 cam kết phân phối khoảng 870 triệu liều vắc-xin trên khắp thế giới. Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố tặng 80 triệu liều vắc-xin Covid-19 cho các quốc gia trên thế giới, khoản tài trợ lớn nhất từ một quốc gia. Tiếp đó, ông Boris Johnson, Thủ tướng Anh, thông báo tài trợ ít nhất 100 triệu liều vắc-xin Covid-19.

Trung Quốc cũng đã được WHO cấp phép sử dụng vắc-xin Sinopharm trên toàn cầu để ứng phó với Covid-19. Ước tính, hiệu suất ngừa bệnh của loại vắc-xin này là 79,34%, nằm trong ngưỡng chống dịch hiệu quả.

Nguồn vắc-xin mới này sẽ “tiếp sức” cho chương trình COVAX để hỗ trợ các nước thu nhập thấp, trung bình được tiếp cận vắc-xin. Khi Ấn Độ dần dần thoát khỏi làn sóng thứ 2, quốc gia này được hy vọng sẽ sớm trở lại công cuộc sản xuất vắc-xin.

Nhưng WHO đánh giá những nỗ lực này là chưa đủ. Thế giới đang cần nhiều hơn thế bởi kết quả cuộc đua giữa phân phối vắc-xin và tốc độ lây lan của virus là tính mạng con người. Ước tính thế giới sẽ cần 11 tỷ liều vắc-xin để đạt ngưỡng tiêm chủng 70%, tương đương với ngưỡng miễn dịch cộng đồng.

Dù tình trạng thiếu hụt vắc-xin là đáng lo ngại nhưng các nước trên thế giới cũng không nên bi quan bởi tình trạng này có thể sớm khắc phục. Các quốc gia giàu có, các nước phát triển đang đạt tỷ lệ tiêm chủng cao vì thế họ sẽ dành vắc-xin tích trữ cho các nước thu nhập thấp, trung bình.

Một số quốc gia như Trung Quốc, Nga cũng đang thúc đẩy công cuộc điều chế và sản xuất vắc-xin. Nếu được phê duyệt, những nguồn vắc-xin mới có thể trở thành nguồn lực không nhỏ, thúc đẩy thế giới tăng tốc trên cuộc chạy đua khốc liệt này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.