Khủng long ấp trứng như thế nào?

GD&TĐ - Rất khó nghiên cứu việc nuôi nấng con cái của khủng long, vì số lượng hóa thạch khá ít, nhưng hành vi ấp trứng của khủng long oviraptorosaur lần đầu tiên đã được phác thảo ra những nét chính.

Khủng long ấp trứng như thế nào?

Như vậy sẽ chịu được sức nặng của khủng long bố mẹ, trong khi cho phép chúng bảo đảm cung cấp nhiệt cơ thể hoặc sự bảo vệ cho những con khủng long con đang trưởng thành, chưa phá vỡ lớp vỏ mỏng để chui ra ngoài.

Họ hàng cổ đại có lông vũ của các loài chim hiện đại, khủng long oviraptorosaur sinh sống vào kỉ Phấn Trắng Muộn, ít nhất 67 triệu năm trước.

Phần mào xương xẩu và chiếc đuôi dài, như thằn lằn khiến một loài, Anzu wyliei, được gọi là “loài gà đến từ địa ngục”.

 Một tổ khủng long có đường kính 60cm – một phần sức nặng của khủng long bố mẹ sẽ đặt trên trứng - Ảnh từ Kohei Tanaka.

Đồng tác giả nghiên cứu Darla Zelenitsky đến từ Đại học Calgary phát biểu với BBC News: “Đó là một nhóm khủng long rất thú vị. Hầu hết chúng đều có kích thước nhỏ khoảng 100kg hoặc nhẹ hơn. Chúng rất giống chim, chúng có hộp sọ rất giống vẹt. Mặc dù chúng tương đối hiếm, có khá nhiều mẫu vật thú vị”.

Nhóm nghiên cứu quan sát hình dáng và kích cỡ của hơn 40 tổ khác nhau, phần lớn có nguồn gốc ở Trung Quốc và Mông Cổ, để xác định hành vi ấp trứng.

Họ phát hiện ra rằng đường kính ổ trứng dao động từ 35cm (với những loài nhỏ hơn) tới 330cm ở loài lớn nhất, Macroelongatoolithus.

Khoảng trống ở trung tâm tổ có vẻ gia tăng theo kích cỡ loài.

Ở chim không thấy có sự thích nghi này.

Theo tiến sĩ Zelenitsky: “Từ những gì chúng tôi quan sát được, điều này gần như chỉ thấy ở nhóm này. Chúng có những quả trứng rất dài. Nên đây là điểm độc đáo của chúng”.

Vài nghiên cứu chỉ ra rằng những quả trứng dài này có khả năng có màu xanh lam. Những quả lớn nhất có lớp vỏ mỏng manh nhất, nhưng có thể nặng tới 6kg.

Các nhà khoa học kết luận rằng các giống nhỏ hơn của khủng long oviraptorosaur có khả năng ngồi trực tiếp lên ổ trứng của chúng, được sắp xếp từng lớp chồng lên nhau.

Tổ của những loài lớn hơn có một vòng trứng đơn được sắp xếp quanh một khoảng trống lớn ở tâm, chịu phần lớn sức nặng của khủng long bố mẹ.

 Ảnh minh họa: hành vi ấp trứng của oviraptorosaur lớn và nhỏ - Ảnh từ Masato Hattori.

Nhận xét về nghiên cứu này, Tiến sĩ Lindsay Zanno đến từ Bảo tàng Khoa học Tự nhiên North Caroline miêu tả nó là “đơn giản mà tao nhã”.

“Tổ của khủng long đặc biệt quý giá vì chúng mang đến cho chúng ta kiến thức về cách khủng long tiến hóa… tiếp thu những hành vi cho phép chúng sưởi ấm hoặc bảo vệ trứng mà không làm vỡ chúng bằng cơ thể kếch xù của mình”.

Theo Dân trí/BBC

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ