Không vi phạm giao thông, CSGT có được dừng xe để kiểm tra?

CSGT được quyền yêu cầu người điều khiển phương tiện xuất trình giấy tờ, còn khi xử phạt thì người điều khiển phương tiện được quyền yêu cầu CSGT đưa ra bằng chứng chứng minh vi phạm.

Không vi phạm giao thông, CSGT có được dừng xe để kiểm tra?

Nhiều người tham gia giao thông thường thắc mắc, mình đi đúng làn đường, tuân thủ luật giao thông nhưng vẫn bị CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra giấy tờ. Điều này có đúng luật?

M. Tuệ

khong vi pham giao thong csgt co duoc dung xe de kiem tra
CSGT được quyền dừng xe trong một số trường hợp.

Theo Điều 14 Thông tư 01/2016, cảnh sát giao thông chỉ được dừng phương tiện trong 5 trường hợp sau:

- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

- Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;

- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

- Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông. Ngoài ra, theo Điều 10 Thông tư 45/2012/TT-BCA quy định về biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thì cảnh sát phải, mang theo giấy chứng nhận và xuất trình khi có yêu cầu, phải đeo biển hiệu (thẻ xanh).

Nếu dừng xe để kiểm tra hành chính nhất thiết phải có chuyên đề, hoặc mệnh lệnh, kế hoạch do trưởng Công an cấp huyện trở lên ký. Nếu xử lý lỗi vi phạm luật giao thông, cảnh sát giao thông phải chứng minh được lỗi vi phạm bằng hình ảnh.

Có 2 phương thức xử phạt vi phạm hành chính là xử phạt tại chỗ hoặc lập biên bản chờ quyết định xử phạt của cấp có thẩm quyền. Việc xử phạt tại chỗ được áp dụng cho các lỗi có mức phạt dưới 250.000 đồng.

Cảnh sát giao thông sẽ lập quyết định xử phạt hành chính theo mẫu. Trong các trường hợp khác, cảnh sát giao thông sẽ lập biên bản và bạn sẽ chờ quyết định phạt gửi về nhà trong 7 ngày và bạn phải nộp phạt tại Kho bạc Nhà nước.

Căn cứ khoản 1, 2, 3, điều 5, Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông có quy định về quyền hạn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT.

Theo đó, CSGT được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.

CSGT cũng có quyền xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, CSGT được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

Tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Như vậy, lực lượng CSGT được phép dừng các phương tiện tham gia giao thông để tiến hành kiểm soát và xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm không những trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông mà còn trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật. Nhưng nếu xử phạt thì CSGT phải chứng minh được lỗi vi phạm của người tham gia giao thông (Điều 3 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

Không mang theo giấy tờ xe bị phạt thế nào?

Giấy tờ xe được hiểu bao gồm: Bằng lái xe, Giấy đăng ký xe và Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe. Ngoài ra, còn có chứng minh thư và giấy tờ tùy thân khác của người điều khiển xe.

Khi CSGT yêu cầu mà người điều khiển phương tiện không xuất trình được các loại giấy tờ nêu trên thì sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Cụ thể:

- Đối với người điều khiển xe máy:

Phạt từ 80.000 đồng - 120.000 đồng nếu không mang theo Giấy phép lái xe hoặc Giấy đăng ký xe hoặc Bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Nếu không mang cả ba loại giấy tờ nêu trên, tổng mức phạt từ 240.000 đồng - 360.000 đồng (khoản 2 Điều 21).

- Đối với người điều khiển ô tô:

Phạt từ 200.000 đồng - 400.000 đồng nếu không mang theo Giấy phép lái xe hoặc Giấy đăng ký xe. Nếu không mang cả hai loại giấy tờ này, tổng mức phạt từ 400.000 đồng - 800.000 đồng (khoản 3 Điều 21).

Theo Vietnammoi.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.