Không thể đứng nhìn thành phố đang chìm

GD&TĐ - Một số chính phủ cần phải đầu tư lớn nhằm giảm thiểu rủi ro lũ lụt để cứu các thành phố ven biển trên thế giới, khi mực nước biển tăng và các khu vực đô thị đang chìm xuống. Đây sẽ là mối đe dọa chưa từng có cho hàng triệu ngôi nhà. Đó là cảnh báo hoàn toàn thực tế do một quỹ từ thiện vừa đưa ra.  

Người dân đi bộ qua đoạn đường bị ngập lụt ở TP Houston vào tháng 8/2017 sau cơn bão nhiệt đới Harvey
Người dân đi bộ qua đoạn đường bị ngập lụt ở TP Houston vào tháng 8/2017 sau cơn bão nhiệt đới Harvey

Theo đó, các thành phố như Jakarta - chìm 25 centimet (0,8 feet) mỗi năm - Bangkok, Houston và Thượng Hải có nguy cơ bị ngập trong vòng nhiều thập kỷ khi mà mực nước biển được dự báo là sẽ còn tăng nhanh và thủy triều sẽ có sức tàn phá khủng khiếp đến đời sống con người.

Tổ chức từ thiện Christian Aid có trụ sở tại London (Anh) đã nghiên cứu 8 thành phố ven biển trên khắp thế giới đang chìm dần. “Những tác động của biến đổi khí hậu sẽ được nhìn thấy trên toàn thế giới và khi bạn đón nhận một mùa hè đến thì chúng tôi thấy rằng bán cầu Bắc đang ấm áp đến bất thường”, Kat Kramer, một chuyên gia nghiên cứu khí hậu toàn cầu tại Christian Aid chia sẻ với giới truyền thông.

“Nhiều thành phố lớn trên thế giới đang phát triển rất dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu, đó là lý do tại sao điều quan trọng là tại chính nơi đang có nguy cơ cao được hỗ trợ để thích ứng và xây dựng khả năng phục hồi để ổn định cuộc sống người dân. Sự sống có thể bị biến mất thông qua các sự kiện thời tiết khắc nghiệt”, Kramer nói thêm.

Công bố này trùng với thời điểm mà một báo cáo lớn về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc dự kiến sẽ được đệ trình nhằm thúc giục các chính phủ tăng cường mạnh mẽ nguồn lực của họ để hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu như hiện nay.

Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu sẽ xem xét tác động của sự nóng lên toàn cầu ở độ cao 1,5 độ C (2,7 độ F) so với các mức tiền công nghiệp. Đó là mục tiêu đầy tham vọng nhất mà các quốc gia đã ký kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, nhằm hạn chế tăng nhiệt độ lên dưới 2 độ C vào cuối thế kỷ này.

Nhưng ngay cả khi việc giữ cho Trái đất trong phạm vi nhiệt độ theo Hiệp định Paris thì các tác động thảm khốc tới những thành phố ven biển vẫn không nằm ngoài ngoại lệ của sự nóng lên của Trái đất.

Các thành phố như Jakarta, Bangkok, Lagos, Manila, Dhaka, Thượng Hải, Houston và London là những nơi nhạy cảm và rất dễ bị tác động bởi mực nước biển. Đơn cử như tại Jakarta, một thành phố có 10 triệu người đang sinh sống trên một ngã ba của 13 con sông, một nửa dân số thiếu khả năng tiếp cận với nước máy, vì vậy người dân phải khai thác các giếng ngầm bất hợp pháp để lấy nước sinh hoạt.

Điều này đặt áp lực lớn hơn lên đất, trong khi đó lượng nước này chỉ được bổ sung bằng lượng mưa thẩm thấu song cơ bản tại bề mặt thành phố lại được bao phủ bằng bê tông và nhựa đường.

Theo Kramer cho biết, cơ sở hạ tầng lớn như tường biển hoặc Thames Barrier của thành phố London có thể giúp giảm thiểu thiệt hại, nhưng cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Công việc còn lại rất cần chính phủ có giải pháp để xây dựng tuyến bảo vệ phòng thủ mực nước tự nhiên do nạn xâm thực từ nước biển.

Một điều nữa mà các chuyên gia cần nghiên cứu và cần khoản tiền đầu tư, đó là xây dựng những hàng rào từ rừng ngập mặn. Ví dụ như ở một số vùng biển tại châu Á, rừng ngập mặn đang cứu rỗi nạn xâm thực từ mực nước biển đang ngày càng lên cao hơn so với dự kiến…

Theo AP, Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ