Không nhất thiết phải tự chủ quyết định biên chế và trả lương cao cho cán bộ, công chức

GD&TĐ - Mới đây, thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) tổ chức hội nghị tham gia vào dự thảo đề án “Cơ chế, chính sách đặc thù của TP.HCM để thành phố phát triển nhanh, bền vững hơn, vì cả nước”. Cụ thể, TP.HCM muốn được quyết định biên chế các đơn vị trực thuộc theo nguyên tắc năng suất lao động của cán bộ, công chức TP.HCM phải cao gấp 1,5 lần cả nước. Đồng thời, TP HCM đề nghị được trả lương cán bộ, công chức bằng khoảng 2 lần mức thu nhập bình quân của công chức, viên chức cả nước.    

Việc đánh giá con số 30% cán bộ, công chức nhà nước “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” vẫn đang hiện hữu ở trong bộ máy nhà nước.
Việc đánh giá con số 30% cán bộ, công chức nhà nước “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” vẫn đang hiện hữu ở trong bộ máy nhà nước.

Đây là đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận, bởi vì, TP HCM muốn đề xuất thay đổi cơ chế, chính sách dành riêng cho thành phố, nếu được chấp thuận, đồng nghĩa phải sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách về biên chế và tiền lương theo quy định hiện hành.

TP HCM đề xuất trả lương cao cho cán bộ, công chức đang công tác tại thành phố là hợp lý trong bối cảnh mức sống của người dân thành phố cao hơn so các địa phương khác, các chi phí sinh hoạt đều đắt đỏ… Đồng thời, tầng suất giải quyết công việc của cán bộ, công chức cao hơn so với các nơi khác là do áp lực gia tăng về dân số và phát triển nhanh về đô thị.

Tuy nhiên, để giải quyết bài toán này, không nhất thiết phải thay đổi cơ chế, chính sách hiện hành quy định về biên chế và tiền lương của cán bộ, công chức.

Đề xuất của TPHCM là muốn tự chủ quyết định biên chế và trả lương cao hơn so với các nơi khác sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý thống nhất đối với bộ máy nhà nước từ trung ương xuống địa phương; bộ máy hành chính tại TP HCM có nguy cơ sẽ phình to, ảnh hưởng rất lớn đến chính sách tinh giản biên chế và tinh gọn bộ máy nhà nước.

Bên cạnh đó, nếu thống nhất với đề xuất trả lương cao cho cán bộ, công chức thành phố sẽ thiếu tính công bằng giữa cán bộ, công chức ở các địa phương với nhau.

Theo tôi, để giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, TP HCM nên áp dụng cơ chế chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức sau khi có sự chấp thuận cơ quan có thẩm quyền; có thể trả thu nhập tăng thêm theo tháng hoặc theo quý cho cán bộ, công chức tùy vào quyết định thủ trưởng cơ quan, đơn vị. Đồng thời, có thể vận dụng cơ chế chi khen thưởng với mức cao hơn so với quy định đối cán bộ, công chức thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

Đối với trường hợp cán bộ, công chức thành phố có khối lượng công việc nhiều hơn so với các địa phương khác, thì thành phố có quyền đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định bổ sung biên chế cho phù hợp. Mặt khác, nếu yêu cầu cán bộ, công chức thành phố phải có năng suất lao động cao hơn 1,5 lần so với cán bộ, công chức cả nước là không có tính khả thi, không có cơ sở để đánh giá như thế nào là tầng suất lao động cao hơn.

Chúng ta nên nhớ rằng, việc đánh giá con số 30% cán bộ, công chức nhà nước “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” vẫn đang hiện hữu ở trong bộ máy nhà nước mà chưa có giải pháp để khắc phục.

Thiết nghĩ, TP HCM nên vận dụng chi trả thu nhập tăng thêm và chi khen thưởng cho cán bộ, công chức, cùng với cơ chế thu hút nhân tài vào bộ máy hành chính làm việc… sẽ giải quyết được chế độ, chính sách một cách tương xứng, đảm bảo cán bộ, công chức thành phố có mức sống cao mà không nhất thiết phải đề xuất trả lương cao gấp 02 lần mức thu nhập bình quân của cán bộ, công chức cả nước. Đồng thời, không nên đề xuất tự chủ trong việc quyết định biên chế, bởi vì nếu tự chủ quyết định biên chế có thể sẽ mất kiểm soát, dẫn đến bộ máy có thể phình to.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.