Không nên giữ điện thoại bên mình quá lâu, nhất là khi đi ngủ

GD&TĐ - Mặc dù khoa học vẫn không ngừng phát triển nhưng các chuyên gia y tế cộng đồng đều lo ngại về việc tiếp xúc dài hạn với bức xạ từ điện thoại di động.
Không nên giữ điện thoại bên mình quá lâu, nhất là khi đi ngủ

Cơ quan y tế cộng đồng bang California (CDPH) của Mỹ vừa ban hành cảnh báo về nguy cơ bức xạ từ điện thoại di động.

Việc sử dụng điện thoại đã trở thành thói quen và con người dường như xem nhẹ các tác hại do điện thoại gây ra. Vì vậy, CDPH đã đưa ra một số hướng dẫn nhằm bảo vệ an toàn cho người dùng.

CDPH yêu cầu mọi người hạn chế sử dụng các thiết bị di động và giữ khoảng cách với chúng khi không thực sự cần thiết.

Tiến sĩ Karen Smith, giám đốc CDPH cho biết: "mặc dù khoa học vẫn không ngừng phát triển nhưng các chuyên gia y tế cộng đồng đều lo ngại về việc tiếp xúc dài hạn với bức xạ từ điện thoại di động".

Lời cảnh báo trên được CPDH đưa ra cách đây vài ngày sau khi các phát hiện về tác động của bức xạ từ điện thoại trong tài liệu năm 2009 được công bố khi có lệnh của tòa án tối cao của thành phố Sacramento (bang California).

Được biết cách đây một năm, giáo sư Joel Moskowitz của đại học UC Berkeley đã khởi xướng một vụ kiện lên CPDH yêu cầu công bố tài liệu phát hiện việc sử dụng điện thoại di động sẽ làm tăng nguy cơ các khối u.

Sau khi bản thảo của tài liệu được phát hành vào tháng Ba, Moskowitz đã phát biểu trên đài truyền hình địa phương KCRA:

"Các nhà sản xuất điện thoại di động muốn bạn giữ khoảng cách tối thiểu với thiết bị của họ và bạn nên biết khoảng cách tối thiểu đó là bao nhiêu? Nếu bạn cứ giữ thiết bị khư khư trong người, bạn sẽ vượt qua giới hạn an toàn do Ủy ban truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) cung cấp".

Theo Ủy ban truyền thông Liên bang Mỹ (FCC), không có tiêu chuẩn quốc gia nào được đặt ra cho giới hạn an toàn. Tuy nhiên, cơ quan này vẫn yêu cầu các nhà sản xuất điện thoại di động phải đảm bảo rằng tất cả điện thoại đều tuân thủ "giới hạn an toàn".

Ngoài ra, CDPH đề nghị mọi người không giữ điện thoại trong túi, cũng như không để điện thoại gần tai trong thời gian quá lâu, nhất là không đặt nó kế bên khi bạn ngủ. Và bạn phải biết rằng khi bạn ngồi trong xe hơi, xe buýt hoặc xe lửa, điện thoại của bạn sẽ phát ra nhiều năng lượng bức xạ có hại hơn để duy trì kết nối.

Nhiều tổ chức khác cũng đã cảnh báo về sự nguy hiểm khi tiếp xúc với bức xạ điện thoại di động. Theo đó, cơ quan y tế cộng đồng tiểu bang Connecticut (Mỹ) đã ban hành các khuyến cáo tương tự vào tháng 5/2015.

Moskowitz đã từng tuyên bố rằng: "Lợi thế của việc nghiên cứu là cho thấy được bức xạ phát ra từ điện thoại di động là mối nguy cơ lớn đe dọa sức khỏe con người".

Theo VnReview/TechCrunch
Tiết học môn Kỹ thuật của cô Bích Loan với các em học sinh lớp 4A4 Trường Tiểu học Quang Trung (TX Sơn Tây, Hà Nội). Ảnh: TG

Cuốn hút học trò bằng công nghệ

GD&TĐ - Gắn bó với nghề 32 năm, cô Nguyễn Thị Bích Loan luôn biết cách tạo hứng thú học tập cho học trò, trong đó có việc áp dụng công nghệ thông tin.
Video bão cát như tận thế ở Ai Cập

Video bão cát như tận thế ở Ai Cập

GD&TĐ - Một trận bão cát lớn hôm 1/6 đã phủ màu cam lên bầu trời ở Cairo, buộc người dân phải trú ẩn trong các tòa nhà khi gió mạnh mang theo nhiều bụi.
La Chí Tường theo đuổi Chi Pu?

La Chí Tường theo đuổi Chi Pu?

GD&TĐ - Phía công ty quản lý La Chí Tường đã lên tiếng phủ nhận phát ngôn này đồng thời khẳng định tất cả những gì cư dân mạng chia sẻ chỉ là tin đồn.