Theo Tiến sĩ Zubeir Patel, trọng lượng túi xách trẻ nên đeo là 10% trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên hiện nay trẻ đều đeo ba lô nặng hơn nhiều. Mang theo chiếc ba lô nặng trên vai có thể dẫn đến các vấn đề về cơ xương khớp, gây áp lực lên vai và nghiêng phần xương sống.
Ngoài ra, việc bỏ túi và sau đó đeo nó trở lại nguy hiểm cho cột sống hơn là đi bộ liên tục với trọng lượng tĩnh.
Tiến sĩ Patel giải thích: “Để mang theo một cái ba lô nặng, đứa trẻ phải nghiêng về phía trước. Điều này dẫn đến việc phát triển tư thế xấu. Trọng lượng túi dư thừa gây căng thẳng quá mức lên cơ, dây chằng, dẫn đến làm hỏng chúng. Cột sống bị xáo trộn khiến trẻ luôn phải uốn cong người hay hướng về phía trước hoặc sang một bên.
Trẻ sẽ bị đau lưng, cổ , vai, co thắt cơ hay ngứa ran và tê yếu tay, nhức đầu, vẹo cột sống. Nói cách khác, một chiếc túi nặng sẽ gây nguy hiểm cho sức khoẻ và sự phát triển thể chất của trẻ. 60% trẻ em bị đau lưng, các vấn đề về cơ, đau cổ và sai tư thế vì đeo ba lô nặng".
Để tránh cho con trẻ gặp phải những vấn đề này, các bậc phụ huynh nên tham khảo những gợi ý “nhỏ nhưng có võ” này:
Kiểm tra dây đai vai
Theo Tiến sĩ Samarjit Chakrabarty, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình nổi tiếng, cha mẹ nên tránh mua ba lô có hai dây vắt qua vai hẹp và nhỏ. Loại dây này gây áp lực lên cổ và vai. Bạn nên mua cho con ba lô có dây đeo rộng, có đệm và điều chỉnh được.
Chọn ba lô có trọng lượng nhẹ
Trẻ thường phải mang rất nhiều sách vở khi đi học. Do đó, bạn nên chọn cho con túi có trọng lượng nhẹ và có đệm lưng.
Kiểm tra tư thế của bé sau khi đeo ba lô
Tiến sĩ Zubeir Patel nói rằng khi đeo ba lô nặng, trẻ có xu hướng đưa hoặc nghiêng người về phía trước. Nếu con bạn bị như vậy đó có thể là do túi quá nặng hoặc không phù hợp với trẻ. Trẻ cũng không nên đeo ba lô thấp gần hông để tạo áp lực cho lưng dưới.
Chọn một chiếc ba lô có bánh xe
Ba lô có bánh xe là một trong những phụ kiện tốt nhất giúp cho trẻ khi phải mang quá nhiều đồ đến trường. Thay vì đeo túi lên vai, trẻ chỉ cần kéo túi đi là xong!
Bình luận