Không chỉ cãi nhau, cha mẹ tuyệt đối tránh làm những điều này trước mặt con

GD&TĐ - Có nhiều điều cha mẹ nên thực hiện thường xuyên với con cái, chẳng hạn như thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm và chăm sóc lẫn nhau.

Nếu cha mẹ dùng những lời lẽ không hay, chửi bới trước mặt con thì con sẽ chấp nhận việc chửi bới như một lời nói bình thường. (Ảnh: ITN).
Nếu cha mẹ dùng những lời lẽ không hay, chửi bới trước mặt con thì con sẽ chấp nhận việc chửi bới như một lời nói bình thường. (Ảnh: ITN).

Nhưng ngược lại, có những điều nhất định không được làm trước mặt trẻ. Dưới đây là những hành vi khiến tuổi thơ của trẻ bị méo mó và rất khó chữa lành nếu chúng thường xuyên chứng kiến ở cha mẹ của mình.

Thay quần áo trước mặt con

Theo chuyên gia, cha mẹ cần tránh thay quần áo trực tiếp trước mặt trẻ, dù chúng nhỏ đến đâu. Trẻ bắt đầu hiểu môi trường xung quanh từ khoảng 2 tuổi và bắt chước những gì chúng nhìn thấy. Vì vậy, hãy ngừng thay quần áo trước mặt con bạn.

Nếu giữa cha mẹ và con cái không có sự phân định rạch ròi về giới tính chẳng hạn như tắm chung, ngủ chung, thay quần áo trước mặt con,… thì hiểu biết của đứa trẻ về sự khác biệt giới tính cũng rất mờ nhạt.

Đến khi lớn hơn, trẻ sẽ không có ý thức giữ khoảng cách với bạn khác giới. Chẳng hạn, các bé trai sẽ có xu hướng nữ tính hóa, cách cư xử và ăn mặc giống như mẹ mình. Các bé gái có thể thiếu ý tứ khi để lộ cơ thể trước mặt bạn trai.

Lạm dụng

Nếu cha mẹ dùng những lời lẽ không hay, chửi bới trước mặt con thì con sẽ chấp nhận việc chửi bới như một lời nói bình thường.

Kết quả là sau này lớn lên, có nhiều khả năng con sẽ trở thành người thích sử dụng ngôn từ bạo lực. Vì vậy hãy lưu ý đến việc sử dụng ngôn ngữ trước mặt trẻ.

Chỉ trích

Hãy lưu ý đến việc sử dụng ngôn ngữ trước mặt trẻ. (Ảnh: ITN).
Hãy lưu ý đến việc sử dụng ngôn ngữ trước mặt trẻ. (Ảnh: ITN).

Chúng ta thường chỉ trích người khác khi trò chuyện trong gia đình hoặc khi nói chuyện với người quen. Và lời chỉ trích này thường không mang tính xây dựng. Nếu trẻ nghe được những lời chỉ trích, chúng cũng sẽ cư xử y hệt như vậy. Ngoài ra, những lời chỉ trích còn gây ra sự thiếu tự tin ở trẻ.

Thực tế, cuộc sống không phải lúc nào cũng êm ấm, vợ chồng chẳng thể nào tránh khỏi những lúc “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt”, bất đồng quan điểm và dẫn đến to tiếng với nhau. Vì quá nóng giận, nhiều ông bố, bà mẹ không thể kiềm chế được đã văng ra những lời nói cáu gắt, tục tĩu ngay trước mặt con.

Vô tình, những hình ảnh và lời nói đó in sâu vào trong tiềm thức của trẻ và gây ra những hậu quả về sau này. Đáng tiếc nhất là tất cả những hình ảnh đẹp đẽ mà cha mẹ dày công xây dựng đang dần mất đi trong trẻ.

Tranh luận

Bạn có thể không đồng tình với đối tác về một vấn đề nào đó, nhưng chắc chắn không có ích gì khi tranh cãi về chuyện đó.

Nếu một đứa trẻ phải chứng kiến ​​cảnh tranh luận gay gắt của cha mẹ thường xuyên từ khi còn nhỏ thì sự phát triển tinh thần của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hoặc là trẻ lớn lên quá rụt rè hoặc quá liều lĩnh. Vì vậy cha mẹ hãy lưu ý điều này ngay từ bây giờ.

Hơn nữa, việc cha mẹ cãi nhau, to tiếng trước mặt con không những sẽ làm mất đi hình ảnh đẹp đẽ, đáng kính, đáng nể trọng của mình trong mắt con cái mà còn khiến các bé cảm giác bất an ngay chính bên cạnh cha mẹ của mình, gây ra tâm lý sợ hãi, ít gần gũi với cha mẹ, hành vi ít nghe lời cha mẹ dần dần hình thành.

Hành vi bạo lực

Trẻ em lớn lên trong tình trạng rất tồi tệ nếu chúng chứng kiến những hành vi xấu xí của cha mẹ từ nhỏ. (Ảnh: ITN).
Trẻ em lớn lên trong tình trạng rất tồi tệ nếu chúng chứng kiến ​​những hành vi xấu xí của cha mẹ từ nhỏ. (Ảnh: ITN).

Không ai thích bạo lực, nhưng trong nhiều gia đình, hành vi như vậy thường xuyên xảy ra. Hành vi bạo lực bao gồm giơ tay, đánh vật gì đó hoặc nổi cơn thịnh nộ trong khi tranh cãi.

Trẻ em lớn lên trong tình trạng rất tồi tệ nếu chúng chứng kiến ​​những hành vi như vậy từ nhỏ. Vì thế cha mẹ hãy chắc chắn rằng trẻ không bao giờ phải đối mặt với những hành vi này.

Đe dọa

Cha mẹ thường áp đặt rất nhiều sự đe dọa để khiến trẻ phải vâng lời. Đối với người lớn, nó có thể chỉ là một phương tiện tuân thủ. Nhưng trẻ em sẽ mang theo trải nghiệm đáng sợ này đến hết cuộc đời.

Vì vậy, đừng bao giờ khiến trẻ sợ hãi dưới bất kỳ hình thức nào. Thay vào đó hãy kiên nhẫn và thủ thỉ giải thích với con từng vấn đề.

Theo timesofindia.indiatimes.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.