Không bao giờ là quá sớm để dạy con về mạng xã hội

Facebook, Instagram, Youtube… là những trang mạng xã hội rất quen thuộc với con của bạn, những đứa trẻ tuổi teen.

Không bao giờ là quá sớm để dạy con về mạng xã hội

Nếu bạn cho rằng tuổi teen của con bây giờ như tuổi thiếu niên của mình ngày xưa thì nên suy nghĩ lại. Mặc dù có quy định, trẻ em dưới 13 tuổi không được dùng mạng xã hội nhưng rất nhiều trẻ dùng năm sinh giả hoặc email của bố mẹ để tạo tài khoản cho mình, cho nên trẻ dễ dàng tiếp cận phương tiện này.

Theo một cuộc nghiên cứu năm 2017 của Ofcom – cơ quan điều hành các dịch vụ truyền thông Vương quốc Anh, khoảng 28% trẻ em 10 tuổi, 46% trẻ 11 tuổi và 51% trẻ em 12 tuổi được khảo sát cho biết có dùng mạng xã hội. Điều đó có nghĩa rằng, thay vì vui chơi, vận động, các giờ giải lao của con bạn lại tập trung vào những gì đăng trên Facebook tối qua. Thật đáng sợ phải không!

Instagram cũng đầy cảm hứng cho trẻ em để thể hiện bản thân và tiếp nhận thành tựu của người khác.

Nên cha mẹ cần hiểu về những tác hại hoặc sự đe dọa từ nội dung trực tuyến không phù hợp. Trẻ nhỏ không thể nhận ra hậu quả của các hoạt động trực tuyến nên chúng dễ bị ảnh hưởng. Đây là những rủi ro có thật.

Gần đây, Instagram đã hợp tác với PTA để tạo ra một nguồn tài nguyên mới cho cha mẹ gọi là “Làm thế nào để giao tiếp với tuổi teen”. Qua đó, hướng dẫn phụ huynh bằng các định dạng in, video và kỹ thuật số… khuyến khích phụ huynh tương tác với trẻ em. Với thông điệp “Khi con bạn bắt đầu dùng mạng xã hội, hãy theo dõi hành vi trực tuyến của chúng, đảm bảo rằng trẻ hiểu các rủi ro và lợi ích liên quan đến tài khoản”.

Nhưng Eddie Ruvinsky, giám đốc kỹ thuật tại Instagram cho biết, giám sát không phải là giải pháp cuối cùng.

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn dạy con:

Tiến hành sớm

Ana Homayoun - chuyên gia truyền thông xã hội, tác giả của “Social Media Wellness” nói: “Ngay cả khi chưa có mạng xã hội, trẻ đã trực tuyến từ khi còn nhỏ trên các trang web khác nhau. Theo kinh nghiệm của tôi, trẻ không được hướng dẫn về mạng xã hội từ cha mẹ, mà chúng học từ bạn bè, anh chị và những người có ảnh hưởng khác nên bố mẹ có vai trò tích cực trong việc khuyến khích trò chuyện”.

Mạng xã hội có hai mặt, nếu không chỉ dẫn trẻ sẽ đi sai hướng

Lên kế hoạch

Hãy hỏi trẻ những câu hỏi mở để giúp trẻ xác định lý do vì sao muốn tham gia mạng xã hội? Trải nghiệm tích cực trên đó giúp trẻ điều gì? Những điều gì khiến trẻ khó chịu?... Điều này giúp trẻ chủ động suy nghĩ và tạo ra cách sử dụng mạng xã hội tích cực.

Từ khóa của kế hoạch này là: lành mạnh, tự điều chỉnh và an toàn.

Chọn chế độ bảo mật

Nhiều người không biết cách cài chế độ bảo mật trên mạng xã hội - Lori Malahy, trưởng nhóm nghiên cứu tại Instagram cho biết.

Hãy cài đặt tài khoản của trẻ ở chế độ riêng tư, có nghĩa là chỉ những người được phê duyệt mới có thể xem, bình luận và thích nội dung được đăng. Điều này giúp ngăn cho tài khoản cá nhân của trẻ bị ai đó lấy cắp hoặc lợi dụng.

Thông qua đó, bố mẹ cũng biết được ai đang theo dõi con mình.

Chọn những điều tốt

Rất nhiều lời bình luận trên mạng xã hội đã làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, khi trẻ đáp lại sẽ gặp sự rắc rối.

Hãy nói chuyện với con về những hình thức phù hợp để bảo vệ con trên mạng xã hội, chẳng hạn như, cài đặt một ứng dụng cho phép trẻ lọc các từ ngữ xúc phạm hoặc thích hợp ra khỏi phần bình luận.

Bạn không thể cấm con sử dụng mạng xã hội nhưng có thể chỉ dẫn con cách tự bảo vệ mình

Giới hạn thời gian

Trẻ em trong độ tuổi thiếu niên vẫn đang phát triển tính kỷ luật và tự giác, nên bố mẹ cần thiết lập định mức thời gian cho trẻ. Ví dụ, mỗi ngày chỉ cho trẻ sử dụng mạng xã hội trong vòng 15 phút hoặc 1 giờ.

Bố mẹ cũng có thể sử dụng bảng điều khiển trong tài khoản để cài đặt hẹn giờ thời gian.

Theo hệ thống giám sát hành vi rủi ro của Thanh thiếu niên năm 2017, gần 15% học sinh trung học được khảo sát cho thấy bị bắt nạt trên mạng xã hội.

Rất may, Instagram đã cho phép người dùng kiểm soát sự bắt nạt bằng cách xóa các bình luận tiêu cực, báo cáo hành vi tiêu cực và ngăn chặn cá nhân.

“Một trong những điều quan trọng tôi muốn con trai tôi hiểu là, những điều xảy ra trực tuyến trên mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến cuộc sống thật sự bên ngoài” - Ian Spalter, giám đốc thiết kế của Instagram cho biết.

Bố mẹ hãy hiểu rằng, trẻ em là bọt biển, chúng liên tục học hỏi và tiếp nhận, bằng cách thực hành những thói quen dùng mạng xã hội tích cực là bố mẹ đang giúp con cái có trải nghiệm bổ ích và truyền cảm hứng.

Theo Thegioitiepthi.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.