Năng lực không thể thiếu
Để hình thành nên một giáo viên sáng tạo đòi hỏi nhiều yếu tố. Trước tiên, giáo viên phải là người nhận thức và đánh giá được các năng lực sáng tạo trong bản thân và tìm cách để phát triển sự sáng tạo của lớp trẻ. Tìm hiểu các đặc điểm sáng tạo của học sinh, phát hiện các học sinh có năng lực sáng tạo và phát triển sự sáng tạo của các em. Họ khuyến khích học sinh tin tưởng vào năng lực của mình và tạo điều kiện để các em phát triển năng lực.
Mặt khác, giáo viên sáng tạo có các năng lực sáng tạo, làm chủ các phương pháp sáng tạo và có sự chia sẻ, tìm hiểu kiến thức mới. Người giáo viên sáng tạo luôn làm cho giờ học thú vị và hiệu quả hơn. Họ sử dụng các cách dạy học giàu tưởng tượng và độc đáo, sử dụng hiệu quả các câu hỏi, các phương pháp dạy học giải quyết vấn đề và các phương pháp dạy học khác.
Cùng đó, giáo viên cần phải sáng tạo và có năng lực phát triển sự tò mò của học sinh, có sự độc đáo trong phương pháp giảng dạy và kết nối với các học sinh với nhau để các em làm việc hợp tác và cùng nhau sáng tạo. Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học. Giáo viên sáng tạo có sự tự chủ đối với việc phát triển chuyên môn, thể hiện sự tích cực trong việc tham gia vào các hoạt động sáng tạo và phát triển sáng tạo cho học sinh. Ham tò mò và ham học hỏi những kiến thức và kĩ năng mới. Giáo viên cần phát triển sự tự chủ của học sinh và tôn trọng sự tự do trong tư duy của các em.
Cùng với yêu cầu đổi mới giáo dục chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sáng phát triển năng lực cho người học thì yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định quá trình này chính là giáo viên và các năng lực sư phạm tương ứng. Họ cần được đào tạo ở các trường sư phạm được bồi dưỡng thường xuyên trong các chương trình bồi dưỡng thường xuyên một cách có hệ thống bài bản…
Người thầy đóng vai trò then chốt
Giáo dục hiện đại có mục tiêu phát triển học sinh một cách toàn diện. Vì vậy, tổ chức nhà trường và giáo viên trong quá trình sư phạm có trách nhiệm hình thành các năng lực tâm lý, trí tuệ của cá nhân từng học sinh, lôi kéo từng học sinh vào việc quản lý quá trình sáng tạo; Giáo viên đồng thời cần sáng tạo sử dụng các phương pháp dạy học mới, các công cụ và kĩ thuật sáng tạo trong quá trình dạy học.
Giáo viên hơn tất thảy phải ý thức và hiểu được các năng lực sáng tạo của người học, làm cho người học tin tưởng rằng họ có năng lực sáng tạo; Giáo viên phải phát triển các tiềm năng sáng tạo của người học (tạo cơ hội điều kiện cho người học khám phá sự thật, cung cấp hiểu biết về các năng lực khoa học và phát triển kĩ năng, các tố chất, thái độ sáng tạo…
Để bài học thêm hấp dẫn, giáo viên cần truyền cho học sinh niềm cảm hứng, say mê, thích thú. Mà đề làm được điều đó, giáo viên phải dành thời gian thích hợp cho soạn bài, nghiên cứu sách giáo khoa, sách bài tập, sách nghiên cứu, tham khảo thêm nhiều nguồn tài liệu, tri thức khác nhau...
Quá trình giảng dạy, giáo viên cần đặt các mục tiêu phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong các mục tiêu tiêu dạy học, xác định các công cụ, phương pháp sáng tạo và nguyên liệu ngay từ khâu chuẩn bị bài. Mỗi giáo viên cần chủ động sử dụng các phương pháp và công cụ sáng tạo trong suốt quá trình dạy học và trong quá trình đánh giá năng lực của người học...